Cải tạo xử lý đất trước khi gieo trồng là công đoạn vô cùng quan trọng trước khi canh tác cacao. Quá trình này sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và tiêu diệt một số sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Điều kiện tính chất phù hợp với cây ca cao
Cacao có thể sống tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh và cho năng suất cao, bà con nên cân nhắc, lựa chọn đất trồng có những đặc tính sau đây [1],[2]:
- Có thể trồng cacao trên: Đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ hoặc đất có thành phần cơ giới từ nặng đến nhẹ.
- Độ pH dao động từ 4,5 – 6,5 (tốt nhất là 6 – 6,5).
- Tầng đất sâu 1 – 1,5m và có khả năng giữ nước cao.
Xử lý đất trước gieo trồng
Hầu hết các loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng đều tồn tại trong đất. Vì vậy, để bảo vệ cây trồng trước sự xâm nhiễm của tác nhân gây hại, bà con cần xử lý đất thật kỹ trước khi tiến hành gieo trồng cacao.
Bà con có thể tham khảo các bước xử lý đất cơ bản sau đây:
- Bước 1: Dọn vệ sinh vườn
Dọn sạch cỏ dại và các loại rác thải còn tồn động trong vườn từ những mùa vụ trước.
- Bước 2: Cày sâu, phơi ải
Tiến hành cày sâu đất từ 30 – 35cm rồi tiến hành phơi ải để tiêu diệt một số mầm bệnh tồn tại trong đất.
- Bước 3: Bón vôi
Để bón vôi xử lý đất trồng chanh dây, bà con cần dựa và độ pH đất để căn chỉnh lượng vôi bón sao cho phù hợp với vườn của nhà mình [3].
Đối với đất nhiều chất hữu cơ (đất sét):
- pH đất từ 3,5 – 4,5: Bón 2 tấn/ha
- pH đất từ 4,6 – 5,5: Bón 1 tấn/ha
- pH đất từ 5,6 – 6,5: Bón 0,5 tấn/ha
- pH đất trên 6,5: Không cần bón
Đối với đất ít chất hữu cơ (đất cát):
- pH đất từ 3,5 – 4,5: Bón 1 tấn/ha
- pH đất từ 4,6 – 5,5: Bón 0,5 tấn/ha
- pH đất từ 5,6 – 6,5: Bón 0,25 tấn/ha
- pH đất trên 6,5: Không cần bón
- Bước 4: Xử lý đất bằng BS07 – Trichoderma
Sau khi cày sâu, phơi ải và bón vôi từ 15 – 20 ngày, cần tiến hành pha BS07 – Trichoderma với 200 – 400 lít nước rồi tưới trên bề mặt đất trồng chanh dây.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Tốt và Phan Thị Lài (2005), Trồng cây trong trang trại chuối - ca cao, NXB Lao Động Hà Nội.
[2] GS. Nguyễn Văn Uyển (1999), Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ca cao, NXB Nông Nghiệp TP.HCM.
[3] Nông Dân (2018), “Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây ca cao”, web nongnghiepvui.com.