Chăm sóc cây chôm chôm thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Giai đoạn khai thác là khi cây chôm chôm đạt 4 năm tuổi trở lên, đây là bước quyết định năng suất, thu nhập mỗi năm cho bà con nông dân. Chăm sóc, bón phân đúng cách sẽ giúp cây đạt được sản lượng cao, kéo dài được tuổi thọ. 

Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm thời kỳ khai thác

Vệ sinh vườn trồng cây chôm chôm thời kỳ khai thác

  • Bà con cần thăm vườn thường xuyên để vệ sinh, loại bỏ các loại rác thải, cỏ dại trong vườn. 
  • Xử lý quả rụng trên bề mặt vườn để ngăn chặn lây lan bệnh cũng như giữ sự sạch sẽ cho vườn trồng. 

Cắt tỉa cành cây chôm chôm thời kỳ khai thác

  • Cắt bỏ các cành mọc vượt trên tán, các cành đan chéo nhau, những cụm cành mọc quá sát nhau, rậm rạp. 
  • Cắt và xử lý các cành sâu bệnh, sau đó đưa đi tiêu hủy ở xa vườn bằng cách đốt. 
Cắt tỉa cành chôm chôm giai đoạn khai thác
Cắt tỉa cành chôm chôm giai đoạn khai thác

Tưới nước cây chôm chôm thời kỳ khai thác

Tùy vào phương pháp tưới mà lượng nước tưới cần thiết cho cây chôm chôm sẽ khác nhau: 

  • Tưới bằng thủ công: 60 đến 80 lít/ cây cho 1 lần tưới. 
  • Tưới phun mưa: 30 – 40 lít/ cây cho 1 lần tưới. 
  • Tưới nhỏ giọt: 5 – 20 lít/ cây cho 1 lần tưới. 
Tưới nước cho vườn chôm chôm
Tưới nước cho vườn chôm chôm

Lưu ý: Tưới khi đất khô, không đủ ẩm, không lạm dụng để tưới tràn làn, gây ngập úng cũng như nứt quả. 

Xử lý ra hoa cây chôm chôm thời kỳ khai thác

Xử lý ra hoa, kích thích ra hoa sớm sẽ giúp bà con điều khiển được thời gian thu hoạch quả, cây cho quả nhiều, to, đẹp, dễ dàng tiêu thụ. 

Hoa chôm chôm
Hoa chôm chôm
  • Xử lý ra hoa bằng phương pháp xiết nước 

- Biện pháp xiết nước tức là rút hết nước ra trong rãnh, để đất khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa và bơm nước ra khỏi rãnh sau các trận mưa. 

  • Thời điểm xử lý 

- Xử lý xiết nước cho chôm chôm bắt đầu vào tháng 6 và tháng 7, khi cây chôm chôm phát triển được 3 cơi đọt. 

  • Cách thực hiện 

- Dùng bạt đen phủ lên bề mặt luống theo dạng mái nhà, ở giữa bề mặt luống dùng gậy nhỏ chống lên sao cho tấm bạt cách mặt luống từ 0,8 - 1m, tạo thoáng khí cho mặt luống, tránh đọng nước sau mưa. 

  • Cấp nước lại cho cây 

- Việc xiết nước kéo dài nhiều ngày. 

- Sau khi xiết nước được 40 - 45 ngày, bà con tiến hành cho nước vào rãnh, nước cách mặt luống 30 - 50cm, để tạo độ ẩm cho đất và thúc mầm hoa phát triển nhanh. 

-  Nếu giai đoạn tưới trở lại gặp mưa lớn hay ngập úng thì tiến hành rút nước nhanh và ngưng tưới, tránh cho cây ra đọt non hoặc cành lá phát triển, hạn chế ra hoa. 

Lưu ý: Trong trường hợp cây ra đọt không ra hoa thì phải bón phân và tưới nước, đến khi lá già thì tiến hành xử lý xiết nước trở lại. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cây chôm chôm thời kỳ khai thác

  • Phòng trừ sâu hại 

- Chôm chôm ở thời kỳ khai thác thường bị các loài côn trùng hại tấn công như ruồi đục trái, sâu đục trái,... Chúng tập trung cắn phá quả, chồi non, làm ảnh hưởng chất lượng trái, làm xấu mẫu mã khiến thu nhập của bà con nông dân bị ảnh hưởng. 

- Để đối phó với sâu hại, bà con nên sử dụng sản phẩm BS25 - Insect.  Sản phẩm được ứng dụng 100% công nghệ sinh học hiện đại với thành phần từ thiên nhiên, không gây nguy hiểm, độc hại cho người sử dụng, không gây ảnh hưởng đến năng suất quả, không làm chua đất. 

  • Phòng trừ bệnh hại 

- Giai đoạn khai thác, cây chôm chôm sẽ xuất hiện những bệnh như thối trái, đốm rong, bồ hóng, thán thư,... Các bệnh tấn công vào lá và quả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. 

- Biện pháp phòng ngừa và xử lý bệnh trên chôm chôm hiệu quả, an toàn là sử dụng BS01 - Chaetomium. Sản phẩm hữu ích trong việc trị và phòng các bệnh hại do nấm, vi khuẩn gây ra trên cây trồng. Ngoài ra với thành phần 100% hữu cơ an toàn, sản phẩm được ưa thích và áp dụng vào các mô hình trang trại hữu cơ. 

Sản phẩm phòng và xử lý sâu bệnh cây chôm chôm
Sản phẩm phòng và xử lý sâu bệnh cây chôm chôm

Kỹ thuật bón phân cây chôm chôm thời kỳ khai thác

Phân vô cơ 

  • Loại phân bón 

Sử dụng phân bón NPK (12 - 12 - 7). 

  • Giai đoạn bón [1] 

- Năm thứ 4: Bón 3,9kg phân NPK/cây/năm. 

- Năm thứ 5: Bón 4,5kg phân NPK/cây/năm. 

- Năm thứ 6: Bón 6kg phân NPK/cây/năm. 

- Năm thứ 7: Bón 7,5kg phân NPK/cây/năm. 

- Năm thứ 8 - 10: Bón 9kg phân NPK/cây/năm. 

- Năm thứ 11 - 15: Bón 10,5kg phân NPK/cây/năm. 

- Trên 15 năm: Bón 12kg phân NPK/cây/năm. 

Lưu ý: Chia ra 3 lần bón đều nhau trong 1 năm, mỗi lần bón cách nhau 3 tháng. 

  • Cách bón 

Hòa tan phân cùng với nước hoặc xới nhẹ phần đất bề mặt, bón cách gốc từ 15 - 30cm, sau khi bón phải tưới nước thật đẫm. 

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

- Chỉ bón phân vô cơ sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Bà con nên bón kết hợp phân hữu cơ vi sinh BS21 - Humic. Sản phẩm chứa nhiều chủng vi sinh có khả năng phân giải lân, cố định đạm, giúp cây chôm chôm khỏe mạnh, ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu trái. 

  • Bón qua lá 

- Sau khi tỉa cành, tuốt lá xong cho cây chôm chôm, bà con nông dân cần bón ngay phân bón lá BS15 - Nuti. Sản phẩm giúp kích thích cây ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu trái. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hạn chế nứt trái, rụng trái, giúp cây chôm chôm cho trái to và nặng. 

Sản phẩm kích thích ra hoa
Sản phẩm kích thích ra hoa 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Tài liệu mạng: 21/05/2020. Mô hình trồng, chăm sóc vườn chôm chôm. Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN. 

[2] 2019.Tài liệu mô hình nông nghiệp - Kỹ thuật trồng, chăm sóc chôm chôm và quản lý vườn phục vụ khách du lịch. 

[3] Nguyên Tiến Hiền và ctv, Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc chôm chôm MĐ04 - Nghề trồng xoài - ổi - chôm chôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 

[4] Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006. Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhãn - Chôm chôm - Mãng cầu, NXB Nông Nghiệp.