Banner

Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm thời kỳ 1 đến 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Giai đoạn cây từ 1 - 3 năm tuổi, nhu cầu cần nước của cây ít hơn, tuy nhiên nhu cầu về phân bón cao hơn nhiều. Bà con nông dân cần trang bị kĩ các phương pháp chăm sóc để cây đạt được năng suất cao nhất. 

Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm từ 1 - 3 năm tuổi

Vệ sinh vườn trồng 

  • Thăm vườn thường xuyên để dọn sạch cỏ dại, rác thải nông nghiệp. 
  • Nếu mưa nhiều, đất ngập úng thì tiến hành đào rãnh thoát nước, xử lý ngập. 
Dọn cỏ dại vườn chôm chôm
Dọn cỏ dại vườn chôm chôm

Cắt tỉa cành 

  • Tỉa bỏ các cành vượt mọc từ gốc ghép, chăm sóc, tạo hình để cho cây có 1 bộ khung vững chắc, cân đối, tán lớn.  
  • Bấm ngọn khi thân chính cao 70 – 80cm và bắt đầu cho cây ra các chồi bên.  
  • Cắt tỉa hết các chồi mọc yếu, chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe mạnh tạo với thân chính 1 góc 45 độ, phân đều về các phía đề làm cành cấp 1.  
  • Khi các cành cấp 1 dài 60 – 70cm tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 2 và tiếp tục như vậy để tạo cành cấp 3.  
  • Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và độ dài nhưng phải chú ý tỉa bớt ở những nơi cành quá dày.  

Tưới nước  

  • Ở giai đoạn này, bà con nông dân tiến hành tưới khi nhận thấy đất xung quanh gốc bị khô. 
  • Lượng nước tưới trung bình mỗi lần là từ 20 - 30 lít/cây. 
  • Khoảng cách tưới giữa 2 lần là từ 15 - 25 ngày. 

Lưu ý: nếu tưới nhiều lần thì phải giảm lượng nước tưới lại, tránh làm cây bị ngập úng. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh 

  • Phòng trừ sâu hại 

- Ở giai đoạn này sâu hại tiếp tục phát triển và gây hại trên lá như sâu cuốn lá, rệp sáp, sâu róm,... Chúng cắn phá, chích hút làm lá cây bị rách, héo và ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, gây sụt giảm năng suất cho cây trồng. 

- Sử dụngBS25 - Insect  để đối phó với nhiều loại sâu - côn trùng hại khác nhau trên cây chôm chôm. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học, an toàn cho bà con nông dân và không gây ô nhiễm môi trường. 

  • Phòng trừ bệnh hại 

- Những bệnh xuất hiện ở thời kỳ này bao gồm thối rễ, thán thư, cháy lá, phấn trắng,... Bệnh gây hại nặng và ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo quả, dẫn đến sụt giảm sản lượng quả. 

- Bà con cần sử dụng BS01 - Chaetomium để phòng ngừa và xử lý các loại nấm bệnh gây hại trên cây chôm chôm. Sản phẩm hoàn toàn phù hợp với tiêu chí an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường, có thể áp dụng được với những nhà vườn, trang trại trồng cây theo mô hình hữu cơ. 

Sản phẩm phòng và xử lý sâu bệnh sinh học
Sản phẩm phòng và xử lý sâu bệnh sinh học

Kỹ thuật bón phân  

Phân vô cơ 

  • Giai đoạn bón  

- Giai đoạn năm thứ 2: Bón phân 1,5kg NPK 16 - 16 - 8/cây. Chia đều ra 3 lần bón, mỗi lần bón cách nhau 3 tháng.  

- Giai đoạn năm thứ 3: Bón phân 3kg NPK 16 - 16 - 8/cây. Chia đều ra 3 lần bón, mỗi lần bón cách nhau 3 tháng.  

  • Cách bón 

- Hòa tan phân cùng với nước hoặc xới nhẹ phần đất bề mặt. 

- Bón cách gốc từ 15 - 30cm, sau khi bón phải tưới nước đẫm. 

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

- Thời kỳ 1 - 3 năm tuổi, cây chôm chôm cần tập trung phát triển thân và lá mạnh để kiến thiết cho giai đoạn khai thác. Bà con nông dân có thể sử dụng BS21 - Humic để hỗ trợ bộ rễ phát triển khỏe, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả cho phát triển thuận lợi. 

- BS21 - Humic không chứa hóa chất độc hại, không làm chua đất, xói mòn đất, giúp đất tơi xốp và tăng năng suất cây trồng qua các mùa vụ kế tiếp. 

  • Bón qua lá 

- Sử dụng BS14 - Amino bón lá cho chôm chôm để cung cấp nguồn dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học an toàn, không gây ô nhiễm đất hay độc hại cho người sử dụng. 

Dinh dưỡng cao cấp cho cây chôm chôm
Dinh dưỡng cao cấp cho cây chôm chôm

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Tài liệu mạng: 21/05/2020. Mô hình trồng, chăm sóc vườn chôm chôm. Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN. 

[2] 2019.Tài liệu mô hình nông nghiệp - Kỹ thuật trồng, chăm sóc chôm chôm và quản lý vườn phục vụ khách du lịch. 

[3] Nguyên Tiến Hiền và ctv, Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc chôm chôm MĐ04 - Nghề trồng xoài - ổi - chôm chôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 

[4] Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006. Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhãn - Chôm chôm - Mãng cầu, NXB Nông Nghiệp.