Kỹ thuật nhân giống cây ổi

Kích thước chữ

Chiết cành, ghép cành và ghép mắt là 3 phương pháp nhân giống vô tính có tỉ lệ sống cao và được nhiều nhà vườn áp dụng. Bà con có thể tham khảo chi tiết 3 cách nhân giống trên ở bài viết bên dưới. 

Hướng dẫn cách nhân giống cây ổi

Kỹ thuật chiết cành cây ổi 

Kỹ thuật chiết cành ổi
Kỹ thuật chiết cành ổi
  • Thời điểm tốt để chiết cành ổi là từ tháng 3 - 4 và tháng 8 - 10. 
  • Để tăng tỉ lệ sống của cây ổi chiết, bà con nên bón thêm kali cho cây mẹ để cây dễ bóc vỏ và mau ra rễ. 

Các bước chiết cành ổi [1] 

  • Bước 1: Xử lý cành chiết 
Xử lý cành ổi chiết
Xử lý cành ổi chiết

- Dùng dao khoanh khắc 2 vòng cách nhau khoảng 1cm, sau đó tách bỏ khoanh vỏ ra khỏi cành cây và để khoảng 1 - 2 ngày cho khô nhựa 

Lưu ý: Để cành mau ra rễ, bà con có thể dùng các thuốc kích ra rễ được bán trên thị trường để bôi vào vết khoanh.  

  • Bước 2: Chuẩn bị vật liệu bó bầu 
Chuẩn bị vật liệu bó bầu
Xử lý cành ổi chiết

- Vật liệu bó bầu có thể là cám xơ dừa đã được xử lý, rễ lục bình khô hay đất mùn mặt vườn trộn với phân chuồng theo tỉ lệ 1:1, sau đó phun nước cho đủ ẩm 

  • Bước 3: Bọc vết khoanh 
Bọc vết khoanh cây ổi
Bọc vết khoanh cây ổi

- Dùng bao nilon màu trắng bó bầu lại sao cho bó bầu dài 5 - 6cm, rộng 3 - 4cm (khoảng 1 nắm tay) là được sau đó quấn dây nilon quanh bầu và cột kín ở hai đầu. 

Kỹ thuật ghép cành cây ổi 

Kỹ thuật ghép cành ổi
Kỹ thuật ghép cành ổi
  • Ghép đoạn cành là phương pháp ghép quan trọng trong việc nhân giống ổi và cho khả năng bật mầm cao hơn so với các phương pháp ghép khác (như ghép cửa sổ, ghép mắt chứa gỗ)  từ 3 - 5 ngày [2].

Các bước ghép cành cây ổi: 

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép 
Xử lý gốc ổi ghép
Xử lý gốc ổi ghép

- Dùng dao hoặc dụng cụ chuyên dụng cắt bỏ ngọn gốc ghép ở vị trí từ 30 - 45cm. Sau đó tiếp tục dùng dao cắt vát gốc ghép một đoạn dài 1,5 - 2cm [3].  

Lưu ý: Dụng cụ phải sắc, sạch sẽ, động tác cắt phải dứt khoát tránh xơ vết cắt, hạn chế cắt nhiều lần vì vi khuẩn có thể lây từ dụng cụ qua cây. 

  • Bước 2: Xử lý cành ghép 
Xử lý cành ổi ghép
Xử lý cành ổi ghép

- Bà con dùng dao cắt xéo vào cành ghép với kích thước tương đương với vết cắt ở gốc ghép. 

Lưu ý: Động tác cắt phải thật nhanh, dứt khoát để vết cắt được phẳng. 

  • Bước 3: Ghép cành và cố định cành ghép 
Ghép cành và cố định cành ổi ghép
Ghép cành và cố định cành ổi ghép

- Gắn mặt cắt của cành ghép vào gốc ghép cho khớp với nhau sau đó dùng dây nilon chuyên dụng quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại với nhau. 

Kỹ thuật ghép mắt cây ổi 

Kỹ thuật ghép mắt ổi
Kỹ thuật ghép mắt ổi 
  • Nên ghép ổi từ tháng 4 - 10 đối với miền Bắc và tháng 6 - 8 đối với miền Nam. 

Các bước ghép mắt  

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép 

- Dùng dao nhọn, cắt mở vỏ theo hình chữ U hoặc chữ T sao cho chiều dài và chiều rộng lần lượt là 2cm và 1cm [3]. 

Lưu ý: Dụng cụ ghép phải được khử trùng và vệ sinh kỹ trước khi tiến hành ghép cây. 

  • Bước 2: Xử lý mắt ghép 

- Tiếp tục dùng dao, rạch xung quanh mắt ghép sao cho diện tích mắt ghép tương đương với diện tích vỏ chữ U hoặc chữ T đã mở, sau đó tách mắt ra khỏi cành. 

Lưu ý: Để mắt ghép dễ sống, trước khi lấy mắt ghép khoảng 10 ngày, bà con nên cắt bớt lá trên cành lấy mắt để mắt sưng lên. 

  • Bước 3: Ghép mắt 

- Đưa mắt ghép vào cửa sổ của gốc ghép sao cho vừa khít, sau đó dùng cửa vỏ đậy lại (không được che mắt ghép). 

Lưu ý: Nếu vết cắt ở phần mắt ghép quá lớn, bà con có thể dùng dao cắt bớt, tuy nhiên phải đảm bảo không làm tổn hại đến mắt ghép. 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Trần Viết Mỹ, 2010. Cẩm nang quy trình kỹ thuật chăm sóc một số cây ăn trái và hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất trong nông hộ, tổ, nhóm nông dân, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh, trang 28 - 29. 

[2] Đào Quang Nghị, 2011. Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh ổi không hạt phục vụ phát triển sản xuất tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng. Bộ Nông nghiệp và PTNT - Viện nghiên cứu rau quả. 

[3] Hoàng Ngọc Thuận, 2000. Nhân giống vô tính cây ăn quả, NXB Nông Nghiệp, trang 80 - 90.