Kỹ thuật chăm sóc và bón phân chanh dây giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Ở giai đoạn cây con, cây tập trung chất dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành và lá. Vì vậy, bà con cần bổ sung nhiều dưỡng chất để cây sinh trưởng nhanh, ra rễ mạnh, tạo tiền đề cho sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn sau.

Chăm sóc cho cây chanh dây thời kỳ cây con

Tưới nước chanh dây thời kỳ cây con

  • Tùy vào thời tiết và khí hậu từng vùng mà lượng nước tưới cho chanh dây có thể thay đổi cho phù hợp.

Tuy nhiên, bà con vẫn phải giữ độ ẩm tương đối của đất trong khoảng 60% để cây thuận lợi sinh trưởng và phát triển. [1]

Tưới nước cho cây con
Tưới nước cho cây chanh dây con

Tỉa cành chanh dây thời kỳ cây con

  • Bà con nên thường xuyên cắt tỉa, tạo tán thường xuyên để các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn, tạo điều kiện cho quá trình ra hoa, đậu trái được tốt hơn.

  • Ngoài ra, bà con cũng cần tỉa bớt lá vào mùa mưa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại cây trồng [1],[2].

Lưu ý: Nên cắt sát chỗ phân cành, không cắt ngang lưng chừng để tránh tạo thêm nhiều cành thứ cấp khác [1].

Kiểm soát sâu bệnh hại chanh dây thời kỳ cây con

Sâu hại

  • Ở giai đoạn này, chanh dây thường bị nhện đỏ, bọ trĩ,... tấn công. Nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn tới tình trạng cây còi cọc, phát triển kém và thậm chí gây chết cây con.

  • Bà con có thể tham khảo sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa và xử lý các loại sâu - côn trùng gây hại chanh dây. Sản phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng,... là thiên địch của nhiều loài dịch hại, giúp bảo vệ cây trồng tránh xa các yếu tố bất lợi có mặt trong vườn.

Bộ đôi sản phẩm kiểm soát sâu bệnh hại chanh dây con
Sản phẩm phòng trừ sâu hại trên chanh dây con

Bệnh hại

  • Chanh dây thường mắc các bệnh héo rũ, xoăn lá, đốm nâu,... ở giai đoạn cây con. Các loại nấm bệnh tấn công thân, lá và rễ dẫn đến cây quang hợp kém, không hấp thụ được dinh dưỡng, khiến cây kém phát triển.

Bà con có thể sử dụng BS01 - Chaetomium để phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh này để cây con nhanh chóng phục hồi và phát triển. Ngoài ra, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ sinh học, thân thiện với con người và môi trường.

Bón phân cho chanh dây thời kỳ cây con

Phân bón hóa học

Ở giai đoạn cây con, chanh dây cần tập trung rất nhiều dinh dưỡng để phát triển thân, cành, lá và đặc biệt là rễ. Bà con cần kết hợp tưới tiêu, chăm bón đúng cách để giúp cây hấp thu dưỡng chất tốt nhất mà không làm tổn thương bộ rễ của cây.

  • Tỷ lệ phân bón (lượng bón/100 cây):

- Bón lót: 1.000 - 1.500kg phân chuồng + 50 - 100kg vôi + 63kg Lân + 10kg Kali [1].

- Bón thúc lần 1 (30 ngày sau trồng): 50kg phân hữu cơ + 12kg Urea + 7kg Kali [1].

Phân bón hữu cơ vi sinh

Để cây sinh trưởng khỏe mạnh trong giai đoạn này, bà con cần bón phân hữu  cơ vi sinh để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu của cây đối với các yếu tố bất lợi có mặt trong vườn (sâu, bệnh hại,...).

  • Bón gốc

Sau khi bón phân hóa học, cần kết hợp bón thêm các loại phân bón hữu cơ vi sinh như BS21 - Humic để bổ sung vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện các tính chất của đất. Đồng thời, sản phẩm còn giúp cứng cây và kích thích hệ rễ phát triển mạnh mẽ, hạn chế đổ ngã cây.

  • Bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá chứa nhiều khoáng đa, trung, vi lượng như BS14 - Amino để bổ sung amino acid thủy phân, giúp cây dễ hấp thu, phát triển mạnh và đẻ nhánh khỏe,...

 

Tài liệu tham khảo

[1] Ts. Nguyễn Văn Hòa (2018), Quy trình kỹ thuật sản xuất chanh dây ở Đắk Nông, Viện Cây ăn quả miền Nam.

[2] Fao Việt Nam (2022), “ Cách trồng và chăm sóc chanh leo bằng giàn sai trĩu quả “.