Kích thước chữ
Chăm sóc chanh dây giai đoạn nuôi quả cần có chế độ tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và chăm bón hợp lí để cây trĩu quả.
Ngoài ra, cần tỉa bỏ các lá ở những quả đã phình to hoặc lá, cành bị sâu bệnh hại để tránh lây lan và tạo độ thông thoáng cho vườn.
Sâu hại
Bệnh hại
Phân bón hóa học
Ở giai đoạn này, bà con cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để tăng trọng lượng cũng như nâng cao phẩm chất của trái.
Lứa đầu tiên
- Lần 1 (4 tháng sau trồng): 100kg phân hữu cơ + 10kg Urea + 30kg Kali.
- Lần 2 (5 tháng sau trồng): 12kg Urea + 36kg Kali [1].
Lứa thứ 2
- Lần 1 ( 6 tháng sau trồng): 15kg Urea + 60kg Lân + 15kg Kali.
- Lần 2 ( 7 tháng sau trồng): 70kg phân hữu cơ + 15kg Urea + 15kg Kali.
- Lần 3 (8 tháng sau trồng): 15kg Urea + 50kg Lân + 15kg Kali.
- Lần 4 (9 tháng sau trồng): 15kg Urea + 15kg Kali [1].
Lứa thứ 3
- Lần 1 (10 tháng sau trồng): 15kg Urea + 60kg Lân + 15kg Kali.
- Lần 2 (11 tháng sau trồng): 70kg phân hữu cơ + 15kg Urea + 15kg Kali [1].
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh trong giai đoạn này giúp tăng sức đề kháng của cây, đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng để nuôi trái, kích thích trái lớn nhanh và cho phẩm chất tốt.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất bởi các đơn vị uy tín, đồng thời kết hợp BS21 - Humic để cải thiện tính chất đất và nuôi dưỡng rễ, hạn chế cây bị mất sức trong quá trình nuôi dưỡng trái và sau thu hoạch.
Bón phân qua lá trong giai đoạn này giúp cây hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả. Bà con có thể sử dụng BS14 - Amino để bón cho lá, sản phẩm chứa khoáng đa, trung, vi lượng và acid amin thủy phân giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp trái to, bóng, chắc khỏe.
Ngoài ra, bà con có thể kết hợp thêm bS16 - Canxi - bo để chống nứt, rụng trái non và thối trái. Tất cả sản phẩm trên đều có nguồn gốc từ sinh học, luôn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Tài liệu tham khảo
[1] Ts. Nguyễn Văn Hòa (2018), Quy trình kỹ thuật sản xuất chanh dây ở Đắk Nông, Viện Cây ăn quả miền Nam.