Đây là giai đoạn cây cực kỳ mẫn cảm, thời kỳ này quyết định số lượng hoa, tỷ lệ thụ phấn và năng suất của vườn. Vì vậy, cần có chế độ chăm bón hợp lý để cây phát triển tốt, ra nhiều hoa. Tham khảo cách chăm sóc chanh dây giai đoạn ra hoa đúng chuẩn cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Chăm sóc chanh dây giai đoạn ra hoa
Tưới nước chanh dây giai đoạn ra hoa
- Bà con có thể sử dụng nhiều phương pháp tưới nước cho chanh dây như: Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa,...
- Ngoài ra, lượng nước tưới cho cây còn phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng vùng. Tuy nhiên, nên giữ độ ẩm đất khoảng 60% để cây thuận lợi sinh trưởng và phát triển.
Tỉa cành, tạo tán chanh dây giai đoạn ra hoa
- Cần cắt tỉa cây trước khi ra hoa để cây có đủ ánh sáng. Trong mùa sinh trưởng mạnh, bà con cần cắt tỉa ít nhất 1 lần/2 tuần.
- Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo ra nhiều cành thứ cấp, giúp cây ra nhiều hoa, cải thiện năng suất cho vườn [1],[2].
Lưu ý: Dụng cụ cắt tỉa cần được sát trùng để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh virus. Ngoài ra, cần cắt sát chỗ phân nhánh để hạn chế tạo ra nhiều cành thứ cấp khác.
Nhổ cỏ
- Diệt trừ những loại cỏ dại để hạn chế côn trùng trung gian mang mầm bệnh virus như: Cỏ Hôi (cỏ cứt lợn), cỏ Lào (cỏ cộng sản, bớp bớp), cỏ Cúc Thái Lan,... [1]
Lưu ý: Hạn chế sử dụng các loại hóa chất diệt cỏ vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chanh dây.
Trồng xen cây cho vườn chanh dây
- Bà con có thể trồng xen một số loại cây ngắn ngày trong năm đầu tiên để tăng thêm thu nhập và giữ ẩm, giảm dại cho vườn chanh dây.
- Tuy nhiên, không được trồng các cây họ bầu bí, họ cà để hạn chế mật độ rầy phấn trắng, rầy mềm,... gia tăng gây hại cây trồng [1].
Kiểm soát sâu bệnh hại chanh dây giai đoạn ra hoa
- Sâu hại
Giai đoạn này cây thường bị các loại côn trùng gây hại như: Ruồi đục trái, bọ xít,... tấn công. Nếu không kịp thời kiểm soát mật số dịch hại trong vườn có thể dẫn đến năng suất toàn vườn bị giảm, gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Bà con có thể tham khảo, sử dụng chế phẩm BS23 - Ruva để xua đuổi và tiêu diệt các loại côn trùng gây hại chanh dây.
- Bệnh hại
Ở giai đoạn này, cây thường mắc các bệnh như: Xoăn lá, héo rũ, đốm nâu,... Bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của bệnh hại, tránh ảnh hưởng đến năng suất vườn, làm giảm thu nhập của bà con.
Để kiểm soát và khắc phục kịp thời bệnh hại, có thể sử dụng Chế phẩm xử lý thán thư, thối nhũn, ghẻ loét BS01 - Nấm Chaetomium. Sản phẩm giúp phòng ngừa và diệt trừ nấm, khuẩn hại cây, đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Bón phân cho cây khổ qua giai đoạn cây con
Phân bón hóa học
Ở thời kỳ này, bà con cần có chế độ chăm bón hợp lý để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây ra nhiều hoa và tăng tỷ lệ đậu trái cho vườn.
Tỷ lệ phân bón (lượng bón/100 cây):
- Bón thúc lần 2 (60 ngày sau trồng): 50kg phân hữu cơ + 10kg Urea + 30kg Lân + 8kg Kali [1].
- Bón thúc lần 3 ( 90 ngày sau trồng): 22kg Urea + 41kg Kali [1].
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh trong giai đoạn này sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại cho chanh dây.
- Bón gốc
Sử dụng các loại phân hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường, đồng thời kết hợp thêm BS21 - Humic để cải tạo và bổ sung thêm hệ vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Bón lá
Trong giai đoạn ra hoa của cây, bà con có thể phun chế phẩm Siêu ra hoa đậu trái BS15 - Nuti để tăng khả năng ra hoa, đậu quả của cây.
Tài liệu tham khảo
[1] Ts. Nguyễn Văn Hòa (2018), Quy trình kỹ thuật sản xuất chanh dây ở Đắk Nông, Viện Cây ăn quả miền Nam.
[2] Fao Việt Nam (2022), “ Cách trồng và chăm sóc chanh leo bằng giàn sai trĩu quả “.
Xem thêm