Hiện nay phương pháp nhân giống chè phổ biến nhất giâm cành. con sẽ sử dụng hom chè giống từ vườn cây mẹ (vườn giống gốc) để nhân giống tính số lượng lớn chè xanh. 

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống chè

Chăm sóc vườn chè giống gốc 

Tiêu chuẩn vườn giống gốc [1]  

  • Trồng bằng cành của giống thuần chủng chọn lọc, có năng suất cao, phẩm chất tốt. 
  • Bón lót phân hữu cơ và bón thúc NPK theo đúng tỷ lệ liều lượng, giai đoạn phát triển của cây giống. 
  • Vườn luôn luôn sạch cỏ và sâu bệnh hại. 
Vườn ươm giống chè
Vườn ươm giống chè

Kỹ thuật nuôi hom giống [2]  

  • Thời vụ: Có 2 vụ nuôi hom chính: hè thu và đông xuân, trong đó vụ đông xuân cho năng suất hom giống cao, chất lượng tốt và không ảnh hưởng đến cây giống về sau.  Thời gian nuôi cành chè để lấy hom giâm từ khi có 5-6 lá thật lúc chè khoảng 3-3,5 tháng tuổi. 
  • Bón phân [1]: 

- Phân thúc: 200 kg đạm sunfat + 200 kg supe lân + 200 kg Kali clorua/ha. Chè dưới 3 tuổi bón một năm 2 lần vào tháng 2 - 8. 

- Chè trên 3 tuổi bón một năm 4 lần vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 10. 

  • Chăm sóc, bấm tỉa [2]: 

- Cần thường xuyên kiểm tra búp nhỏ, rìa tán để tập trung dinh dưỡng cho búp chính. 

- Điều chỉnh mật độ cành để thu được lượng hom và chất lượng hom tốt.  

Chè từ 4-8 tuổi tương đương với 150-200 hom/cây. 

Chè trên 8 tuổi tương đương với 200-300 hom/cây. 

  • Phòng trừ sâu bệnh hại: 

- Sâu hại 

Đối với vườn lấy giống, bà con nên kiểm soát các loại sâu hại như rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn lá,… tránh để các tác nhân gây hại này tấn công mạnh, dảnh hưởng xấu đến hom giống. 

Bà con có thể sử dụng BS25 – Insect diệt côn trùng sinh học để tiêu diệt các loại sâu bọ gây hại này mà không cần lo lắng về vấn đề an toàn sức khỏe và môi trường. 

- Bệnh hại 

Bà con cần chú ý các bệnh hại thối búp, chấm nâu, … phát sinh trong  vườn ươm chè giống. 

Để hạn chế tối đa nấm khuẩn hại, bà con cần tiến hành phòng trừ định kỳ 7 – 10 ngày một lần với chế phẩm trừ nấm sinh học BS01 – Chaetomium  

Lưu ý: Trước khi lấy hom giâm 10-15 ngày cần tiến hành bấm ngọn để hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầm nách hoạt động. 

Thuốc phòng trừ nấm khuẩn hại chè giống

Kỹ thuật nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành 

Ưu và nhược điểm của phương pháp giâm cành [2]  

  • Ưu điểm:

- Giống đồng đều và giữ nguyên các đặc tính giống gốc. 

- Cho năng suất cao, phẩm chất chè tốt, tính chống chịu sâu bệnh cao. 

 - Khả năng nhân giống cao hơn 15-20 lần so với nhân giống bằng hạt. 

  • Nhược điểm: 

- Giá thành cao. 

- Đòi hỏi người thực hiện có kỹ thuật cao và kiến thức tốt. 

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành [2]  

  • Chọn địa điểm làm vườn giâm:

- Đất bằng hoặc hơi thoải, gần nguồn nước tưới. 

- Mực nước ngầm nhỏ hơn 1m. 

- Gần khu vực trồng chè. 

  • Chọn thời vụ: 

- Phía Bắc: có 2 vụ đông xuân và hè thu. 

- Ở Tây Nguyên và Bảo Lộc: từ tháng 4 tới tháng 8. 

  • Thiết kế luống: 

- Tiến hành san bằng, cắm cọc và phân luống sau khi chọn được địa điểm. Đối với vườn sản xuất nhiều cần tiến hành phân nhỏ vườn (khoảng 500m2), các vườn cách nhau tối thiểu 2m. 

- Luống dài 15-20m và rộng 1-1.2m, hai luống cách nhau khoảng 50cm. 

- Đào hệ thống rãnh tiêu nước xung quanh vườn để tránh ngập úng khi mưa nhiều.  

  • Chọn đất và đóng bầu 

- Đóng bầu đất: cần chọn đất tơi xốp và có thành phần cơ giới trung bình. Cần gạt tầng đất mặt 10-20cm.  

- Đất được đập nhỏ qua sàng, nên phơi khô đất trước khi cho vào bầu. 

- Túi đóng bầu đất thường là túi PE có màu tối, đường kính 20cm và cao 16cm. Túi được đục 6 lỗ ở 1/3 đáy, đường kính tầm 1cm. 

Bầu ươm giống chè̀
  • Làm giàn che:  

- Giàn che có tác dụng chắn nắng, mưa gió và giữ độ ẩm không khí, nhiệt độ thích hợp cho vườn. 

- Cọc giàn cách nhau khoảng 2,5-3m và không được đâm vào luống. 

- Chiều cao giàn nên từ khoảng 1.7-1.9m. 

Vườn chè giống giàn che tối màu tại thôn An Bằng, Quảng Nam 
  • Chọn cành, cắt hom và cắm hom: 

- Chọn cành: khoẻ, không sâu bệnh, cành bánh tẻ, có kích thước tuỳ theo giống. Cành khi cắt cần được nguyên vẹn, tránh giập, gãy cành. 

- Cắt hom: cần cắt ra hom ngay sau khi cắt cành, yêu cầu vết cắt nhẵn, gọn, không dập xước. Mỗi hom có 1 mầm nách nguyên vẹn. Tiêu chuẩn hom: 

Tiêu chuẩn hom 

Loại 1 

Loại 2 

Chiều dài (cm) 

3.5 – 5 

3.5 – 4.5 

Đường kính thân (mm) 

3 – 4 

2.5 – 3 

Độ dài mầm (mm) 

<10 

<50 

Diện tích lá (cm2) 

>20 

>18 

Số hom/kg 

800 – 900 

>900 – 1200 

  • Một số lưu ý 

- Bầu đất cần được tưới ẩm trước khi cắm hom. 

- Hom chè được cắm thẳng đứng, cuống lá gần sát đất và lá xuôi theo chiều gió. Không nên cắm quá sâu khiến mầm dễ bị thối. Sau khi cắm xong cần tưới phun sương cho hom giống. 

  • Bảo quản, vận chuyển hom: 

- Cần bảo quản trong túi PE dày nếu vận chuyển hom đi xa. 

- Cần làm giá đỡ nhiều tầng tránh hiện tượng xếp chồng làm giập nát hom. 

Hom chè được xếp thành nhiều tầng trong quá trình vận chuyển 

Hướng dẫn chăm sóc vườn giâm cành

  • Tưới giữ ẩm, điều chỉnh ánh sáng và bón phân theo nhu cầu của cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau. 
  • Tiến hành xăm xỉa, phá váng tạo độ thoáng cho bầu. Khi phát hiện có hom chết cần tiến hành dặm hom ngay. 
  • Ngắt nụ và hoa trên hom chè để tập trung dinh dưỡng cho hom giâm. 
  • Bấm ngọn cây cao, khống chế cây ở chiều cao 25-30cm. 
  • Phòng trừ sâu bệnh hại, thường xuyên thăm vườn để kịp thời xử lý. 
  • Luyện cây theo các tiêu chuẩn: ánh sáng, độ ẩm, phân bón và đảo bầu cây.  
  • Khi vườn ươm có 60% số cây cao >20cm thì tiến hành phân loại cây theo kích thước và chăm sóc theo chế độ riêng. 

Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn

  • Chiều cao xấp xỉ 22cm, có 6 lá trở lên, lá cứng cáp, dày, màu xanh hơi vàng. 
  • Đường kính gốc xấp xỉ 3mm tuỳ giống. 
  • Thân hoá nâu ½ 
  • Cây không còn nụ, hoa.
  • Sạch sâu bệnh.
  • Túi nilon còn nguyên vẹn. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] TS. Lê Tất Khương và cộng sự. (1999), Giáo trình cây chè, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 

[2] Thanh Huyền. (2016), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè, NXB Hồng Đức, Hà Nội.