Tổng quan về cây chè

Kích thước chữ

Cây chè có nguồn gốc từ vùng Bắc Đông Nam Á cổ đại, nay là bang Assam thuộc Ấn Độ, qua Bắc Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đến Vân Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, chè là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, vừa mang giá trị xuất khẩu vừa có nguồn tiêu thụ ổn định trong nước, mang lại thu nhập cho nhiều bà con vùng cao. 

Giới thiệu chung về cây chè

Tên thường gọi: chè, trà, mạy chà (dân tộc Tày) 

Tên khoa học: Camellia sinensis (L.) Kuntze, thuộc họ Chè (Theaceae) 

Chè thường được dùng làm thức uống giải khát nhờ tính hàn, chứa cafeine cùng nhiều hợp chất chống oxy hoá, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, hỗ trợ điều trị các bệnh như Parkinson’s, tim mạch, ung thư,.. [1]. 

Chè là một thức uống giải khát phổ biến
Chè một thức uống giải khát phổ biến 

Đặc điểm hình thái cây chè  [1]

  • Rễ: bao gồm rễ trụ, rễ hấp thu và rễ bên. Tuỳ thuộc vào điều kiện đât mà rễ có thể đâm sâu từ 1-3m và có xu hướng lan rộng ở tầng đất 10-40cm. 
  • Thân chè:  

- Tuỳ theo hình dạng phân cành mà thân chè có 3 loại: thân bụi, thân gỗ và thân bán gỗ. 

- Chè mọc hoang dai trên núi có thể có chiều cao lên tới 10-15m và 0,6-1,5m đối với cây được nuôi trồng. 

  • Lá: có màu xanh nhạt, hình mũi mác, mép lá có răng cưa, mặt dưới lá nhẵn hoặc có lông tơ. Cuống lá ngắn, chiều dài lá tầm 5-30cm và rộng tầm 4cm. 
  • Hoa:  

- Hoa lưỡng tính, màu trắng, có hương thơm, đường kính từ 2,5-4cm, mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm 2 hay 4 bông.  

- Hoa có nhiều nhị với nhiều bao phấn màu vàng và tạo ra các nang màu đỏ nâu. 

Hoa trà
Hoa trà
  • Quả: quả nang gồm 3 ngăn riêng biệt, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Khi chín quả chè màu nâu. 
  • Hạt: được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, bằng cỡ một quả hạch nhỏ. 

Ngày nay chè được trồng ở khắp thế giới, ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo số liệu năm 2020 của FAO, Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất chè với tổng sản lượng lá chè tươi ước tính 5.954.341 tấn, theo sau đó là Ấn Độ và Kenya [2]. 

Ở Việt Nam, chè được trồng nhiều ở các tỉnh vùng trung-miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Sơn La, ... và một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai [3]. Năm 2020, tổng sản lượng lá chè tươi của Việt Nam đạt 240.493 tấn, đứng thứ 7 trên thế giới  [2]. 

Điều kiện sinh trưởng của cây chè

Đất đai và địa hình 

  • Đất nhiều mùn, chua (nồng độ CaCO3 < 0.2%), sâu và thoát nước. pH đất tối ưu ở khoảng 4.5-6, độ sâu tối thiểu 0.8 m và mực nước ngầm dưới 1m [3]. 
  • Chè được trồng trên vùng núi cao thường có mùi vị và hương thơm ngon hơn ở vùng đồng bằng, với độ cao các vùng chè ngon trung bình 500-800 m so với mực nước biển do khuynh hướng tạo thành và tích luỹ tanin cao hơn  [3]. 

Độ ẩm và lượng mưa 

  • Chè là loại cây ưa ẩm, yêu cầu tổng lượng mưa bình quân trong một năm khoảng 1.500m2 chia đều cho các tháng và độ ẩm không khí thích hợp khoảng 85% [3]. 

Nhiệt độ 

  • Nhiệt độ sinh trưởng bình quân 12.5oC, khoảng tối ưu 15-23oC [3]. 
  • Tuỳ theo giống chè mà giới hạn chống chịu của cũng khác nhau, thường nhiệt độ tối thấp là -25oC (hoặc thấp hơn) và nhiệt độ tối cao là 35oC [3]. 

Ánh sáng 

  • Tuỳ thuộc vào giống và tuổi cây. Ví dụ: Ở thời kỳ cây con thường yêu cầu điều kiện ánh sáng ít hơn, hay giống chè lá to yêu cầu điều kiện ánh sáng ít hơn giống chè lá nhỏ  [3]. 
  • Ánh sáng liên quan trực tiếp đến hàm lượng các vật chất được tạo thành như tanin, cafeine, đạm tổng số … nên mỗi loại chè sẽ có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Như việc trồng chè trong bóng mát tốt đối với chè xanh nhưng lại không thích hợp với chè đen  [3]. 

Không khí 

  • Gió nhẹ, hàm lượng CO2 thích hợp cho việc tăng cường độ quang hợp vào khoảng 0.1-0.2% [3]. 

Hiệu quả kinh tế của cây chè

  • Chè đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao nhưng chi phí đầu thấp hơn so với cafe hay hồ tiêu thể được thu hoạch trong 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa  [3].

Chè một thị trường quốc tế lớn rộng mở, với giá trị xuất khẩu nhu cầu sản xuất tăng đều theo các năm  [3]. 

  • Chè một loại cây trồng thích hợp đối với nhu cầu tận dụng tài nguyên nhân lực, thay đổi cấu sản xuất nông nghiệp không tranh chấp diện tích với cây lương thực, góp phần tạo công ăn việc làm cho con miền núi trung du Bắc Bộ  [3]. 
Ngành trồng chè mang lại thu nhập ổn định cho bà con vùng cao
Ngành trồng chè mang lại thu nhập ổn định cho con vùng cao 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] T. Mahmood, el al. (2010), “The morphology, characteristics, and medicinal properties of Camellia sinensis’ tea”, Journal of Medicinal Plants Research, 4(19), pp. 2028–2033. 

[2] “Thống kê của tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc FAO”, 2020. 

[3] TS. Lê Tất Khương và cộng sự. (1999), Giáo trình cây chè, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.