Kỹ thuật chăm sóc và bón phân dâu tây giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Ở thời kỳ cây con, dâu tây cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển thân, lá và bộ rễ. Vì vậy, bà con cần có chế độ tưới nước bón phân hợp lý, tạo tiền đề cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo của cây.

Chăm sóc cây dâu tây giai đoạn cây con

Tưới nước

  • Cây dâu rất nhạy cảm với điều kiện quá ẩm hoặc quá khô, vì vậy bà con có thể chia nhỏ số lần tưới thành 4 - 6/ngày.

  • Lượng nước tưới dao động khoảng 200 - 400ml/cây/ngày (khoảng 10.000 lít nước/ngay/ha tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây và sự biến đổi thời tiết).

Tỉa thân lá

  • Để cây dâu phát triển cân đối và tạo sự thông thoáng cho cây, bà con cần thường xuyên cắt tỉa thân lá cho cây.

  • Tùy theo đặc điểm của từng giống, chế độ canh tác và thời tiết, có thể để từ 3 - 4 thân/gốc.

Lưu ý: Không nên tỉa quá nhiều vì sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Ngắt chùm hoa, tỉa ngó

Tỉa ngó dâu tây
Tỉa ngó dâu tây
  • Để cây dâu sinh trưởng, phát triển mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu, bà con nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường khả năng sinh trưởng và ức chế khả năng phát dục của cây.

  • Đối với ngó dâu dưới 1 năm tuổi, nếu không sử dụng để nhân giống thì nên cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

Kiểm soát sâu bệnh hại cho dâu tây giai đoạn cây con

Sâu hại

  • Ở giai đoạn cây con, dâu tây thường bị bọ trĩ, nhện đỏ,... tấn công. Nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con, thậm chí dẫn đến chết cây.

  • Bà con có thể tham khảo và sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa, và tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại trên dâu tây. Sản phẩm được áp dụng công nghệ vi sinh tiên tiến, an toàn cho người sử dụng và phù hợp với mô hình canh tác hữu cơ.

Bệnh hại

  • Thời kỳ này cây thường dễ mắc các bệnh như: Phấn trắng, xì mủ lá,... Bà con cần xử lý và khắc phục kịp thời, tránh để mầm bệnh lây lan, gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

  • Để giải quyết vấn đề này, bà con có thể sử dụng sản phẩm BS02 - Tika. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ sinh học, bảo vệ cây tránh xa các tác nhân gây hại, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh hại dâu tây
Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh hại dâu tây

Bón phân cho cây dâu tây giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

Giai đoạn này, cây cần rất nhiều dinh dinh để phát triển thân, lá và đặc biệt là rễ. Bà con có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp như NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Đối với phương pháp canh tác truyền thống

  • Tỷ lệ phân bón (667m2):

- Sử dụng 80 - 100kg phân ủ hoai (hoặc phân chim) + 20kg phân hỗn hợp [1].

  • Cách bón

- Cách 1: Tạo 1 rãnh nông trên mặt luống (sâu khoảng 5 - 7cm), sau đó rắc phân và trộn đều phân với đất.

- Cách 2: Đào 1 hố sâu giữa luống (sâu khoảng 10 - 15cm) rồi bỏ phân vào [1].

Đối với phương pháp canh tác áp dụng công nghệ cao

  • Tỷ lệ phân bón (10.000m2) [2]:

Giai đoạn

Số ngày

Nhu cầu dinh dưỡng (kg)

pH

EC

Cây sinh trưởng

20

N

110

5.5 - 6.5

0.5 - 2.0

P

33

K

140

Ca

106

Mg

50

B

0.6

Fe

1.5

Mn

0.5

Zn

0.2

Cu

0.1

Mo

0.03

Phân bón hữu cơ vi sinh

Đất trồng dâu thường cần phải có hàm lượng dinh dưỡng cao để đảm bảo được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, bà con cần sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để đẩy mạnh quá trình phân giải các chất hữu cơ, vô cơ thành nguồn dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.

  • Bón gốc

Dinh dưỡng kích thích dây tây ra rễ mạnh
Dinh dưỡng kích thích dây tây ra rễ mạnh

Bà con có thể sử dụng các sản phẩm hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín có mặt trên thị trường, kết hợp với BS21 - Humic để cải tạo đất, kích thích cây ra rễ nhanh, đồng thời, tạo môi điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, bảo vệ cây khỏi nấm khuẩn gây hại trong đất.

  • Bón lá

Sử dụng chế phẩm sinh dưỡng BS14 - Amino để cung cấp thêm khoáng đa, trung, vi lượng cho cây. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp acid amin thủy phân giúp cây dễ dàng hấp thu và bổ sung thêm hệ vi sinh vật có ích, kích thích tính đề kháng của cây, giúp bảo vệ cây khỏi sự tấn công của nấm bệnh hại.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thanh Huyền (20116), Kỹ thuật trồng dâu tây, NXB Hồng Đức.

[2] Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, “ Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây dâu tây ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng “, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng.