Kỹ thuật chăm sóc và bón phân dâu tây giai đoạn nuôi trái

Kích thước chữ

Đây là giai đoạn quyết định phẩm chất trái và năng suất cuối cùng của vườn. Kích thước, hình dạng và màu sắc của trái cũng được quyết định trong thời kỳ này, vì vậy, cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý cho dâu tây.

Chăm sóc dâu tây giai đoạn nuôi trái

Tưới nước

  • Bà con cần đảm bảo độ ẩm của vườn dâu nằm trong khoảng 80% để cây có thể phát triển và nuôi dưỡng trái.

Tỉa trái

Tỉa trái dâu tây
Tỉa trái dâu tây
  • Sau khi cây đã đậu trái, nếu phát hiện quả bị dị dạng bà con cần tỉa bỏ để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi trái khác [1].

  • Ngoài ra, nếu phát hiện trái bị sâu bệnh hại, cũng cần tỉa bỏ để hạn chế sự lây lan của dịch hại.

Kiểm soát sâu bệnh hại cho dâu tây giai đoạn nuôi trái

Sâu hại

Chế phẩm đặc trị sên trần hại dâu tây
Chế phẩm đặc trị sên trần hại dâu tây
  • Sên thường là tác nhân gây hại nặng nề ở giai đoạn nuôi trái. Ngoài ra, còn có bọ trĩ, nhện đỏ,... Bà con có thể tham khảo, sử dụng chế phẩm BS23 - Ruva để kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại cho cây dâu tây giai đoạn nuôi trái.

Bệnh hại

  • Giai đoạn này dâu tây thường mắc bệnh mốc xám, bệnh  cao su,... Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh hại có thể lây lan và làm sụt giảm năng suất toàn vườn, gây ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân.

  • Để kiểm soát và khắc phục kịp thời bệnh hại, bà con có thể sử dụng BS02 - Tika. Với thành phần là các nấm đối kháng trừ bệnh phổ rộng, sản phẩm giúp phòng ngừa và diệt trừ nấm khuẩn hại dâu. Đồng thời, bổ sung thêm vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại có mặt trong đất.

Bón phân cho dâu tây giai đoạn nuôi trái

Phân bón hóa học

Ở giai đoạn này, bà con cần có chế độ bón phân hợp lý để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái, kích thích trái to, khỏe và cho phẩm chất tốt.

Đối với phương pháp canh tác truyền thống

  • Bón thúc đợt 4: Bón  từ 10 - 20kg NPK tùy thuộc vào sự phát triển của cây dâu [2].

Đối với phương pháp canh tác áp dụng công nghệ cao

  • Tỷ lệ phân bón (10.000m2) [1]:

Nhu cầu dinh dưỡng (kg)

pH

EC

Nguyên tố

Giai đoạn 

quả chín

(15 ngày)

Giai đoạn

 thu hoạch

N

120

100

5.5 - 6.5

1.0 - 2.0

P

20

20

K

100

100

Ca

100

100

Mg

30

30

B

0.6

0.6

Fe

1.5

1.5

Mn

0.05

0.05

Zn

0.3

0.3

Cu

0.1

0.1

Mo

0.04

0.04

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh trong giai đoạn này sẽ giúp trái phát triển nhanh, kích thước to và đạt phẩm chất cao.

  • Bón gốc

Sử dụng các sản phẩm hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín có mặt trên thị trường.

  • Bón lá

Bà con có thể phun BS14 - Amino để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái. Đồng thời, BS14 - Amino còn bổ sung thêm acid amin thủy phân giúp tăng khả năng đề kháng và tăng độ ngọt cho trái.

Ngoài ra, bà con có thể phun thêm BS16 - Canxi - bo để hạn chế hiện tượng rụng trái và thối trái trên dâu tây. Tất cả sản phẩm trên đều có nguồn gốc từ sinh học, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Bộ đôi cung cấp dinh dưỡng nuôi trái cho dâu tây
Bộ đôi cung cấp dinh dưỡng nuôi trái cho dâu tây

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, “ Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây dâu tây ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng “, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng.

[2] Huupro (2020), “ Phân bón dâu tây loại nào tốt? Cách bón phân cho dâu tây hiệu quả nhất “, mygarden.vn