Banner

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân dâu tây giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Thời kỳ ra hoa là giai đoạn mẫn cảm và quan trọng nhất trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Đây là giai đoạn quyết định số lượng hoa, tỷ lệ đậu trái và năng suất ban đầu của vườn. Vì vậy, bà con cần có chế độ chăm bón thích hợp để cây phát triển tốt, ra nhiều hoa.

Chăm sóc dâu tây giai đoạn ra hoa

Tưới nước

Tưới nước dâu tây giai đoạn ra hoa
Tưới nước dâu tây giai đoạn ra hoa
  • Để tránh sự biến động lớn của độ ẩm, bà con nên chia nhỏ số lần tưới trong ngày của cây.

  • Tổng lượng nước tưới trong ngày có thể thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được độ ẩm vườn rơi vào khoảng 80% để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt [1].

Tỉa thân, lá

  • Bà con nên thường xuyên kiểm tra và tỉa bỏ các lá già, bị sâu bệnh, và các lá tầng dưới bị che khuất để tạo thông thoáng cho cây.

  • Ngoài ra, chỉ nên chừa từ 3 - 4 thân/gốc để cây phát triển tốt hơn [1].

Tỉa ngó

Tỉa ngó dâu tây giai đoạn ra hoa
Tỉa ngó dâu tây
  • Đối với những vườn dâu trên 1 năm tuổi, nên ngắt bỏ toàn bộ ngó để cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính và quả [1].

Thụ phấn

Thụ phấn bằng ong

  • Để tăng năng suất cho vườn, bà con có thể sử dụng ong mật để thụ phấn cho cây trồng.

  • Đối với những vùng dâu tập trung, nên nuôi ít nhất 2 thùng ong mật/ha để nâng cao tỷ lệ thụ phấn cho vườn.

Lưu ý: Nên kết thúc việc phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học tối thiểu từ 3 - 5 ngày trước khi đưa ong vào vườn để thụ phấn.

Thụ phấn bằng tay

  • Để nâng cao tỷ lệ đậu trái dâu tây, bà con có thể sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo cho cây.

  • Bà con có thể dùng cọ mềm hoặc bông tăm và quét nhẹ nhàng để hạt phấn rơi vào bầu nhụy.

Kiểm soát sâu bệnh hại cho dâu tây giai đoạn ra hoa

Sâu hại

Thợ săn côn trùng hại dâu tây
Thợ săn n trùng hại dâu tây
  • Dâu tây thường bị nhện đỏ, bọ trĩ, sên,... tấn công ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Nếu dịch hại không được phòng ngừa và kiểm soát đúng lúc sẽ làm giảm số lượng hoa và tỷ lệ đậu trái của cây.

  • Bà con có thể sử dụng BS25 - Insect để ngăn ngừa côn trùng gây hại trên cây. Sản phẩm chứa bào tử nấm xanh (Metarhizium sp.) và nấm trắng (Beauveria sp.), giúp phòng ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ sinh học, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Bệnh hại

  • Ở giai đoạn ra hoa, dâu tây thường mắc các bệnh như: Bệnh thối rễ, bệnh phấn trắng,... Bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của nấm bệnh, tránh là ảnh hưởng đến năng suất vườn. Có thể sử dụng BS02 - Tika để kiểm soát nấm bệnh hại trên cây, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng và không gây tồn dư hóa chất trong nông sản.

Bón phân cho dâu tây giai đoạn ra hoa

Phân bón hóa học

Giai đoạn này, cây cần được bón đầy đủ dinh dưỡng để có thể ra hoa và đậu trái.

Đối với phương pháp canh tác truyền thống

  • Bón thúc đợt 2 (Sau khi trồng từ 2  - 3 tháng): Bón 10kg phân NPK ở một bên rãnh luống [2].

  • Bón thúc đợt 3 (Sau bón đợt 2 từ 2 - 2,5 tháng): Bón 10kg phân NPK ở bên luống còn lại [2].

 Đối với phương pháp canh tác áp dụng công nghệ cao

  • Tỷ lệ phân bón (10.000m2) [1]:

Nhu cầu dinh dưỡng (kg)

pH

EC

Nguyên tố

Giai đoạn 

chuẩn bị ra hoa

(10 ngày)

Giai đoạn

 ra hoa - đậu quả 

(30 ngày)

N

200

150

5.5 - 6.5

1.0 - 2.0

P

90

45

K

170

100

Ca

106

110

Mg

50

50

B

0.6

0.6

Fe

1.5

1.5

Mn

0.5

0.5

Zn

0.3

0.3

Cu

0.1

0.1

Mo

0.04

0.04

Phân bón hữu cơ, vi sinh

Vì đây là thời kỳ mẫn cảm nên bà con cần bón phân hữu cơ, vi sinh để giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của sâu bệnh hại.

  • Bón gốc

Sử dụng các loại phân hữu cơ được phân phối bởi các đơn vị có uy tín, kết hợp BS21 - Humic để cải tạo đất, đồng thời kích thích hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh mẽ, giúp hạn chế nấm bệnh hại cây.

  • Bón lá

Dinh dưỡng kích thích ra hoa dâu tây
Dinh dưỡng kích thích ra hoa dâu tây

Sử dụng BS15 - Nuti cho cây dâu tây vào giai đoạn ra hoa để bổ sung các khoáng đa, trung, vi lượng và kích thích cây ra nhiều hoa, đồng thời tăng khả năng đậu trái cho cây.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, “ Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây dâu tây ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng “, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng.

[2] Huupro (2020), “ Phân bón dâu tây loại nào tốt? Cách bón phân cho dâu tây hiệu quả nhất “, mygarden.vn.