Hiện nay, có khoảng hơn 20 giống dâu tây có mặt trên thị trường. Bà con có thể lựa chọn những giống dâu phù hợp với môi trường địa phương và thị hiếu của người tiêu dùng để tiến hành canh tác. Tìm hiểu một số kỹ thuật chọn giống dâu tây cùng Bác Sĩ Cây Xanh.

Kỹ thuật chọn hạt giống dâu tây

Một số giống dâu tây được trồng phổ biến hiện nay:

Giống dâu Hana Nhật Bản - Giống dâu chịu nhiệt

Giống dâu Hana Nhật Bản, còn được gọi là Tochiotome, là một giống dâu tây nổi tiếng với chất lượng cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Đây là giống dâu xuất phát từ vùng Tochigi, Nhật Bản, và được biết đến với hương thơm thấm ngấn, màu đỏ đậm khi chín và vị ngọt đặc trưng

  • Chất lượng cao: Quả dâu có màu đỏ đậm, mùi thơm thấm ngấn và vị ngọt đặc trưng.

  • Khả năng chịu nhiệt: Giống dâu này có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với các khu vực có khí hậu nóng bức.

  • Trọng lượng quả: Mỗi quả dâu có trọng lượng từ 15 đến 30 gram.

  • Thời gian trồng: Khoảng 3 tháng sau khi trồng, cây bắt đầu ra hoa và sau khoảng 3 tháng nữa sẽ có thể thu hoạch.

Giống dâu tây bạch tuyết

Giống dâu tây bạch tuyết là một giống dâu mới lạ với vẻ ngoài toàn quả là màu trắng, trái chín sẽ có phớt hồng, có hương thơm giống dứa nên còn được gọi là dâu tây trắng hay dâu tây dứa.

Chất lượng quả: Quả có màu trắng, hạt màu đỏ hồng, vị ngọt mát có hương thơm dứa, giàu vitamin C, chất xơ và các khoáng chất. Độ giòn vừa phải.

Khả năng chịu nhiệt: Ưa khí hậu mát mẻ không chịu được nhiệt độ cao.

Trọng lượng quả: Quả chín có trọng lượng từ 10 - 15gram.

Thời gian trồng: Thích hợp trồng vào đầu mùa xuân hoặc mùa thu.

Giống dâu tây bạch tuyết

Giống Dâu Sachinoka

Dâu Sachinoka
Dâu tây Sachinoka
  • Có nguồn gốc từ Nhật Bản và thuộc loại nhanh chín và có khả năng kháng bệnh phấn trắng tốt, cho năng suất cao .

  • Dâu tây Sachinoka có màu đỏ, quả tròn, dài, có mùi vị thơm ngon. Trọng lượng trung bình đối với mỗi quả dao động từ 10 - 13g [1]. 

Giống Dâu New Zealand

Dâu New Zealand
Dâu tây New Zealand
  • Có xuất xứ từ New Zealand, khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và chịu nhiệt tốt.

  • Giống dâu này có màu đỏ đẹp mắt và vị ngọt thanh, thịt màu trắng, chắc, giòn và có mùi thơm đặc trưng. Trọng lượng trung bình dao động từ 11 - 15g/trái [2].

Dâu Mara de Bois

Dâu Mara de Bois
Dâu tây Mara de Bois
  • Giống dâu tây Mara de Bois có nguồn gốc từ Pháp, có khả năng phát triển tốt, chống chịu được bệnh phấn trắng và cho năng suất cao.

  • Quả có hình nón thon dài, cùi màu đỏ đậm, lõi mọng màu trắng, ngọt và có mùi thơm. Trọng lượng trung bình của mỗi quả dao động từ 11 - 16g [3], [4].

Dâu Mỹ đá

Dâu tây Mỹ đá
Dâu tây Mỹ đá
  • Đây là giống dâu truyền thống được trồng phổ biến tại Đà Lạt,.

  • Giống dâu Mỹ đá có vị chua thanh tự nhiên, thịt mềm dai và có mùi thơm đặc trưng rất dễ nhận biết [4].

Kỹ thuật chọn cây dâu tây giống

Chọn cây dâu tây giống
Chọn cây dâu tây giống

Dâu tây là một loại cây tương đối dễ trồng, thường được nhân giống bằng cách tách ngó và ươm hạt (ngoài ra còn có phương pháp nuôi cấy mô). Do vậy, muốn có được một vườn dâu tây năng suất cao, chất lượng tốt, bà con cần kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn cây giống.

Mầm dâu tiêu chuẩn cần phải đáp ứng được một số tiêu chí như sau [1]:

  • Mầm có nguồn gốc từ những vườn ươm có uy tín
  • Đường kính thân mầm đạt từ <= 0,8 - >=1,2 (kích cỡ trung bình)
  • Có bộ rễ phát triển tốt
  • Không mắc sâu bệnh hại

Tài liệu tham khảo

[1] Thanh Huyền (20116), Kỹ thuật trồng dâu tây, NXB Hồng Đức.

[2] Suni Green Farm, “Dâu New Zealand“, web sunigreenfarm.vn.

[3] Web garden-vi.desigusxpro.com, “Mô tả giống dâu tây Mara de Bois, cách trồng trọt và sinh sản“.

[4] Web naturalux.woman.365pro.com, “Giống dâu tây Mara de Bois“.

Xem thêm Kỹ thuật trồng dâu tây

Đặc điểm cây dâu tây

Cách trồng dâu tây từ hạt