Chăm sóc và bón phân dưa leo giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn ra hoa là giai đoạn quyết định đến năng suất và sản lượng trái trong mùa vụ. Đây là giai đoạn cây rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết, nhiệt độ, sâu - bệnh gây hại. Bà con lưu ý nên có chế độ chăm sóc hợp lý để cây có thể ra hoa nhiều, trổ bông đồng loạt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ cây xanh tham khảo một số cách chăm sóc cây dưa leo ở thời kỳ cây ra hoa nhé.

Chăm sóc cho cây dưa leo giai đoạn ra hoa

Tưới nước

  • Khi cây trưởng thành, cần giữ ẩm cho cây dưa leo thường xuyên. Vì dưa leo là cây không chịu hạn nên nếu đất thiếu độ ẩm, thân, lá ốm yếu, còi cọc, ra hoa, ra trái muộn, làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. 
  • Giai đoạn từ khi bắt đầu ra hoa đến khi có quả, bà con nên tiến hành tưới theo rãnh cho vườn dưa leo. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn có đủ độ ẩm. 

Làm cỏ, vun gốc, tỉa lá định kỳ

  • Khi cây bắt đầu có quả, tiến hành bón phân kết hợp xới đất, làm cỏ và vun gốc. Bên cạnh đó, khi cây đã có trên 18-20 lá thì tiến hành tỉa 2-3 lá ở phía dưới để cây tập trung dinh dưỡng cho trái, vì lúc này cây đã ra hoa khá nhiều. 

Tỉa chồi nách định kỳ

  • Ở thời điểm này, cây dưa leo phát triển và vươn lên khá nhanh, bà con chú ý tiến hành tỉa chồi định kỳ cho cây. Quá trình này giúp cho cây có thể tập trung dinh dưỡng để nuôi hoa, nuôi trái

Thụ phấn cho cây dưa leo

Thụ phấn cho cây dưa leo
Thụ phấn cho cây dưa leo
  • Quá trình thụ phấn cho cây dưa leo thường được thực hiện bằng 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp thủ công và phương pháp thụ phấn bằng ong. 
  • Đối với nhiều loại cây trồng, muốn thụ phấn thành công phải nhờ đến gió và côn trùng. Ngoài các loài có khả năng thụ phấn cho cây trồng thì ong được biết đến là một loài côn trùng thụ phấn chính cho cây dưa leo.
  • Hiện nay, rất nhiều nông hộ trồng dưa leo ở trong nhà màng thường áp dụng kỹ thuật tự nuôi ong để giúp cho cây tự thụ phấn. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người nông dân, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Kiểm soát sâu bệnh hại cho cây dưa leo giai đoạn ra hoa

  • Bệnh hại

Từ giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa, cây dưa leo thường bị một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh chết cây con, héo xanh, héo vàng, bệnh khảm, xoăn lá... Bà con nên sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa những loại bệnh này. 

  • Sâu hại

Ở giai đoạn này, cây dưa leo thường bị một số loại sâu - côn trùng chích hút tấn công như: Rầy mềm, sâu vẽ bùa, bọ dưa, sâu xanh ăn lá,... Để xử lý và phòng ngừa những loại này, bà con có thể phun BS25 - Insect. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học, an toàn, giúp bà con quản lý dịch sâu hại trên cây dưa leo hiệu quả. 

Combo phòng trừ sâu bệnh trên cây dưa leo
Combo quản lý sâu bệnh hại trên cây dưa leo

Bón phân cho cây dưa leo giai đoạn ra hoa 

Phân bón hóa học

  • Thời kỳ từ lúc cây sinh trưởng mạnh cho đến khi cây ra hoa, lúc này cây có 9-10 lá thật, tức là lúc sau khi xuống giống 18-20 ngày. Bà con tiến hành bón 5kg đạm ure, 4kg kali trộn đều và bón theo rạch, cách gốc 6-10cm, kết hợp xới xáo và vun gốc cho cây. 

Phân bón hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Khi cây sinh trưởng mạnh đến trước khi ra hoa, tức là lúc này có 9-10 lá thật, sau khi gieo trồng từ 18-20 ngày, bón BS14 - Amino, tưới đẫm gốc kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây. Bên cạnh đó, để cây có thêm dinh dưỡng và phát triển tốt hơn sử dụng kết hợp đạm cá với phân bón hữu cơ vi sinh BS22 - Nuti Organic tưới gốc định kỳ 1 – 2 lần/ tháng.

  • Phun lá

Phân hữu cơ kích thích cây ra hoa, đậu trái
Bộ sản phẩm chăm sóc dưa leo giai đoạn ra hoa

Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng và bổ sung thêm các acid amin như BS15 - Nuti Siêu ra hoa- đậu trái để kích thích cây nhanh ra hoa, nở đồng loạt và tăng tỷ lệ đậu trái. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa (2015), Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây dưa chuột.  

[2] Nông nghiệp thuận nhiên, "Lợi ích đặc biệt của ong trong canh tác nông nghiệp".