Chăm sóc và bón phân dưa leo giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Đây là giai đoạn nhạy cảm, cây dưa leo dễ bị sâu bệnh tấn công, vì vậy, bà con nên thường xuyên theo dõi vườn trong thời điểm này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây cà chua giai đoạn cây con (sau khi vừa xuống giống).  

Chăm sóc cho cây dưa leo thời kỳ cây con

Tưới nước 

  • Ở giai đoạn này, cây dưa leo có 3 đến 10 lá thật, tiến hành tưới đẫm gốc cho cây. Vào những ngày nắng gắt, nắng nhiều thì nên tưới 2 lần, một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi chiều mát khoảng 4-5h chiều. Còn nếu nắng ít, một ngày tưới 1 lần vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát [1].

  • Nếu trồng trong mùa mưa, thì giai đoạn ươm hạt này, cần phải tránh mưa. Vì khi trời mưa lớn, có thể làm hạt bị nước làm bay ra khỏi chậu. 

Kỹ thuật ngắt ngọn cho cây dưa leo 

  • Khi cây cao được 30-35cm thì tiến hành ngắt ngọn cho cây. Ngắt ngọn giúp cho cây ra nhiều nhánh hơn và sẽ có nhiều trái hơn.

Làm giàn 

Làm giàn cho cây dưa leo
Làm giàn cho cây dưa leo
  • Công đoạn làm giàn cho cây dưa leo là một bước rất quan trọng, góp phần gia tăng năng suất và phẩm chất quả, giảm thiểu tình hình dịch bệnh hại cho cây dưa leo. Nếu làm giàn tốt có thể tăng từ 20-30% năng suất vụ mùa [1].

  • Khi cây cao từ 30-35cm, có thể làm giàn chữ A cho cây. Một sào cần từ 1400-1600 cây nứa/tre cao khoảng 2m. Cứ mỗi gốc cắm 1 cây nứa đứng, 1 giàn có từ 2-3 cây nẹp ngang. Ngoài ra, có thể thay thế cây nứa bằng lưới làm giàn cho dưa leo [1]. 

  • Cây dưa leo có khả năng vươn lên rất nhanh nên phải theo dõi thường xuyên và tiến hành buộc cây vào cây nứa, định kỳ 2-3 ngày buộc 1 lần. Công việc buộc ngọn dưa giúp cho cây tránh tình trạng dây dưa bị dập gãy. Làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng, đảm bảo năng suất và chất lượng quả dưa…

Xới xáo, làm cỏ

  • Lần 1: Khi cây có 3-4 lá thật tiến hành xới áo nhẹ và vun gốc nhẹ.

  • Lần 2: Khi cây có 9-10 lá thật sau khi bón thúc tiến hành xới xáo, làm cỏ kết hợp vun gốc (vun thêm đất) cho cây.

Kiểm soát sâu bệnh hại cho cây dưa leo giai đoạn cây con

  • Bệnh hại

Từ giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa, cây dưa leo thường bị một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh chết cây con, héo xanh, héo vàng, bệnh khảm, xoăn lá... Bà con nên sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa những loại bệnh này. 

  • Sâu hại
Thuốc trừ sâu hại dưa leo thời kỳ cây con
BS25 - Chuyên xử lý côn trùng chích hút dưa leo giai đoạn cây con

Ở giai đoạn này, cây dưa leo thường bị một số loại sâu - côn trùng chích hút tấn công như: Rầy mềm, sâu vẽ bùa, bọ dưa, sâu xanh ăn lá,... Để xử lý và phòng ngừa những loại này, bà con có thể phun BS25 - Insect. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học, an toàn, giúp bà con quản lý dịch sâu hại trên cây dưa leo hiệu quả. 

Bón phân cho cây dưa leo giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

  • Cây dưa leo không chịu được nồng độ phân bón quá cao, khi bón quá liều lượng cây sẽ héo, nhưng khi bón không đầy đủ cây nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng, cây sẽ còi cọc và không thể đậu trái. 
  • Ở thời kỳ đầu, giai đoạn cây sinh trưởng cần bổ sung Đạm và Lân, vào cuối thời kỳ sinh trưởng thì cây không cần quá nhiều đạm. 

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây dưa leo giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bị các sâu bệnh hại, khỏe cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu, bệnh hại.

  • Bón gốc

Khoảng 7 – 10 ngày sau khi trồng, lúc này cây có 3-4 lá thật, tiến hành cung cấp dinh dưỡng định kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường, kết hợp với sản phẩm BS21 - Humic vi sinh để giúp cây ra rễ mạnh, xanh lá, mập chồi, khỏe cây, phát triển tốt. Từ đó tạo tiền đề để cây kháng được sâu bệnh và phát triển tốt hơn.

Lưu ý: Trước đó (trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi trồng), không được bón thêm phân nhiều lần làm cây con quá tốt, khả năng chống chịu kém, khi thay đổi môi trường sẽ khó thích nghi.

  • Phun lá
Phân bón hữu cơ cho dưa leo
Bộ đôi giúp cây ra rễ mạnh, bật chồi nhanh

Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng và bổ sung thêm các acid amin như BS14 - Amino để giúp cây trồng phát triển ổn định, tăng sức đề kháng, khỏe cây, đẻ nhánh tốt, xanh lá, cứng cây.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa (2015). Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây dưa chuột.  

[2] Sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, Quy trình sản xuất dưa chuột an toàn.