Kỹ thuật thu hoạch dưa lưới

Kích thước chữ

Ngoài việc chăm sóc, bón phân cho cây thì thu hoạch cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, phẩm chất và khả năng tiêu thụ của trái. Để trái dưa lưới đẹp và có thể bảo quản được lâu mà không ảnh hưởng lớn đến chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và quá trình thu hoạch.

Thời điểm thu hoạch dưa lưới

  • Khi thấy trái có lưới đều và phần cuống trái đã bắt đầu nứt lưới, kết hợp chuyển màu hơi vàng thì có thể tiến hành thu hoạch [1].
  • Trước khi thu hoạch 14 ngày, cần cắt dinh dưỡng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, 6 ngày trước khi thu hoạch, bà con nên ngưng tưới nước để tăng độ ngọt và giòn cho trái.

Lưu ý: Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát để hạn chế tổn thương cho trái.

Cách thu hoạch dưa lưới

Cách thu hoạch dưa lưới
Cách thu hoạch dưa lưới
  • Để dưa lưới đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, không bị xây xát thì quá trình thu hoạch phải được diễn ra kỹ lưỡng và cẩn thận.
  • Bà con có thể dùng dao cắt cuống trái, rồi xếp trái nhẹ nhàng vào giỏ để tránh tình trạng xây xước, rơi rớt. Sau khi thu hoạch, vận chuyển ngay vào nhà sơ chế hoặc nơi thoáng mát để phân loại, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ sớm nhất để đảm bảo chất lượng của trái [1].

Vệ sinh vườn sau thu hoạch

  • Sau khi thu hoạch, bà con cần dọn dẹp, tiêu hủy tàn dư thực vật và vệ sinh công cụ lao động để tránh tình trạng nấm bệnh, sâu hại,... còn tồn dư trong vườn và gây hại cho cây trồng ở những vụ tiếp theo. 
  • Nếu trồng dưa lưới trong nhà màng hoặc nhà kính, có thể sử dụng BS10 - Nano Bạc để khử trùng và loại bỏ các yếu tố gây bệnh còn tồn động trong nhà màng.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM (2020), Cẩm nang: Trồng dưa lưới trong nhà màng, [trang 27].