Kỹ thuật chăm sóc cây đào giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Khi cây phát triển ổn định về thân lá, bà con nông dân có thể tiến hành các biện pháp kích thích ra hoa để phục vụ thị trường người tiêu dùng, tùy vào sở thích có thể cho cây tạo hoa sớm hay muộn. 

Hướng dẫn cách chăm sóc cây đào ra hoa

Vệ sinh vườn trồng 

- Thăm vườn thường xuyên để dọn sạch cỏ dại, rác thải nông nghiệp. 

- Nếu mưa nhiều, đất ngập úng, nên tiến hành đào rãnh thoát nước để xử lý ngập. 

Tưới nước  

- Dùng bình tưới nước hoặc hệ thống tưới phun mưa tự động. 

- Tưới đất ẩm, tránh tưới ngập làm cây bị úng, nghẹt rễ. 

- Tưới 2 lần/ngày vào thời điểm sáng sớm và chiều mát. 

- Thời điểm trời lạnh, nhiệt độ thấp tưới vào lúc 10 - 11 sáng hoặc 3 - 4 giờ chiều[2]. 

Cắt tỉa cành 

- Cắt tỉa các cành sâu, bệnh, cành già cỗi, khô héo, cành không tạo hoa hoặc tạo hoa xấu. 

- Có thể cắt và giữ lại các cành theo ý muốn của người trồng hoặc nhu cầu của người mua đào. 

Cắt tỉa cành hoa đào
Cắt tỉa cành hoa đào

Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt, tỉa cành với nước vôi trong để tránh lây nhiễm nguồn bệnh qua lại giữa các cây.

Kỹ thuật điều chỉnh ra hoa 

Người dân trồng đào cần điều chỉnh cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết mới có thể bán được cho người tiêu dùng. 

  • Tuốt lá 
Tuốt lá đào kích ra hoa
Tuốt lá đào kích ra hoa

Tác dụng 

Việc tuốt lá đào giúp cây tập trung dinh dưỡng vào làm nụ, đảm bảo cây ra nhiều và đều nụ, hoa to, màu đẹp. 

Cách làm 

- Sử dụng 1 tay giữ cành đào, tay còn lại tuốt hết lá của cành đi, chỉ để lại thân và cành. 

Thời điểm tuốt lá:  

Tuốt lá cây đào vào giữa tháng 11 âm lịch, bà con nên tuốt bằng tay, không nên sử dụng thuốc hóa học độc hại. 

- Tuốt lá muộn hơn vài ngày nếu thời tiết nắng nóng kéo dài 

- Ngược lại tuốt lá sớm hơn vài ngày khi trời lạnh 

Chăm sóc 

- Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. 

Khoanh vỏ

Khoanh vỏ gốc đào
Khoanh vỏ gốc đào

Tác dụng 

- Khoanh vỏ hãm cây nhằm mục đích ức chế sinh trưởng, bắt cây phải chuyển sang giai đoạn ra hoa. 

Thời điểm và cách làm 

- Sử dụng dao sắc (đã được vệ sinh) cắt mạnh và sâu 1 vòng quanh thân, cách gốc 10cm [4]. 

- Tiến hành khoanh vỏ vào cuối tháng 8 âm lịch. 

Chăm sóc sau khi khoanh vỏ 

- Sau khi khoanh vỏ 1 tuần, lá đào bắt đầu chuyển sang màu xanh nhạt và hơi rũ xuống thì đạt yêu cầu. 

- Nếu lá chưa chuyển màu, cần tiến hành khoanh lại 1 vòng khác trên vết cũ. 

  • Thắp điện sưởi ấm 

Tác dụng  

- Sưởi ấm giúp kích thích cây đào ra hoa nhanh hơn, đặc biệt là vào những ngày rét đậm, nhiệt độ thấp. 

Cách làm 

- Bọc bao nilon cho tất cả chậu cây, kết hợp lắp bóng điện sưởi ấm vào ban đêm cho cây đào. 

- Tưới nước ấm có nhiệt độ 40 - 50 độ C. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh 

  • Phòng trừ sâu hại 

- Ở giai đoạn này sâu hại tiếp tục phát triển và gây hại, tiêu biểu như sâu đục thân, sâu đục cành, nhện đỏ, rệp,... Các loại sâu, côn trùng này cắn phá, chích hút làm lá cây bị rách, héo, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa. 

- Bà con nông dân sử dụng ngay sản phẩm sinh học BS25 - Insect để đối phó với sâu, côn trùng gây hại. Sản phẩm có thành phần sinh học, an toàn với người sử dụng, không gây lờn thuốc ở sâu - côn trùng gây hại. 

  • Phòng trừ bệnh hại 

- Những bệnh xuất hiện ở thời kỳ này bao gồm xoăn lá, nứt thân xì mủ, thủng lá,... Bệnh gây hại nặng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thế cây, lá và hoa, khiến giá trị cây suy giảm. 

- Sử dụng BS01 - Chaetomium để phòng ngừa và xử lý các loại nấm bệnh gây hại trên cây đào. Sản phẩm có thể áp dụng được với những nhà vườn, trang trại trồng cây theo mô hình hữu cơ, phù hợp với tiêu chí hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.

Sản phẩm sinh học trừ sâu, côn trùng, nấm bệnh cho hoa đào
Sản phẩm sinh học trừ sâu, côn trùng, nấm bệnh cho hoa đào

Kỹ thuật bón phân  

  • Phân chuồng 

- Bón vào đầu năm, bón xung quanh và cách gốc từ 20 - 50cm [2]. 

- Bón cho mỗi gốc đào từ 3 - 5kg. 

  • Phân hóa học 

Phân NPK 20 - 20 - 15 

- Lượng phân bón: 50 - 100g/cây. 

- Thời điểm bón: Bón vào các tháng 2 - 3 - 4 - 5. 

- Mật độ bón: Bón định kỳ 15 - 20 ngày/lần kết hợp xới xáo đất. 

Phân NPK 5 - 10 - 3 

- Lượng phân bón: 50 - 100g/cây. 

- Thời điểm bón: Bón vào các tháng 6 - 7 - 8 -9. 

- Mật độ bón: Bón định kỳ 15 - 20 ngày/lần kết hợp xới xáo đất. 

  • Phân hữu cơ vi sinh 

- Bên cạnh phân bón gốc, bà con có thể sử dụng bổ sung BS15 - Nuti để bón cho cây đào giai đoạn ra hoa. 

- Sản phẩm cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng vi lượng cần thiết, giúp cây tạo hoa đều, to, lá khỏe, xanh mướt. 

Sản phẩm kích hoa đào ra hoa
Sản phẩm kích hoa đào ra hoa