Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây đào giai đoạn kiến thiết

Kích thước chữ

Giai đoạn 5 tháng sau trồng cây đào còn yếu, chưa thể dùng các biện pháp kích thích ra hoa, thời điểm này đào cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng để phát triển mạnh về thân, cành, lá [2]. 

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây đào mới trồng

Vệ sinh vườn trồng 

- Loại bỏ các loại rác thải nông nghiệp ra khỏi bề mặt ruộng như gạch đá, bao bì thuốc BVTV, chai lọ, tàn dư cây trồng,... 

- Cỏ dại là địa điểm trú ngụ của các loại sâu hại, thậm chí cỏ còn cạnh tranh dinh dưỡng với cây đào, cần tiến hành dọn sạch cỏ dại trên bề mặt vườn. 

Tưới nước 

Tưới nước cho cây đào giai đoạn kiến thiết
Tưới nước cho cây đào giai đoạn kiến thiết

- Vào giai đoạn này, cần tưới nước giữ độ ẩm cho đào từ 60 - 70%, tránh cho cây bị thiếu nước [2]. 

- Có thể tiến hành tưới ngày 1 lần hoặc vài ngày 1 lần, miễn là duy trì được độ ẩm cần thiết cho cây. 

- Đối với những ngày ngập úng, cần đào rãnh thoát nước, tránh cho cây ngập quá 24 tiếng [2]. 

Cắt tỉa cành 

- Vệ sinh dụng cụ cắt tỉa thật sạch cùng nước vôi trong. 

- Sử dụng kéo cắt tỉa những cành yếu, cành sâu bệnh, cành bị khô héo hoặc còi cọc. 

Tạo thế cho đào cảnh  

- Chỉ giữ lại 1 chồi khỏe nhất, khi chồi cao từ 30 - 35cm thì buộc vào cọc cứng ở cạnh gốc cành, giữ cho cây thẳng [1]. 

- Khi cành đạt 70 - 80cm thì tiến hành bấm ngọn lần đầu, khi cành cấp 2 dài 10 - 15cm thì bấm ngọn lần 2, thực hiện liên tục từ 5 - 7 lần [1]. 

- Các cành mới ra cũng tiến hành như các bước trên, uốn thế của cây theo hướng mà mình lựa chọn. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh 

Phòng trừ sâu hại 

- Giai đoạn kiến thiết cơ bản, thân, cành, lá của đào còn yếu, dễ bị các loại sâu, côn trùng tấn công như sâu đục thân, sâu đục cành, nhện đỏ, rệp,... 

- Bà con nông dân sử dụng BS25 - Insect để xử lý và phòng ngừa các loại sâu, côn trùng gây hại trên cây đào. Sản phẩm không có hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đem lại hiệu quả tối ưu cho cây trồng. 

Phòng trừ bệnh hại 

- Bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn này là xoăn lá, nứt thân xì mủ, thủng lá,... Những bệnh trên làm cho cây bị yếu đi, dẫn đến còi cọc, chậm lớn. 

- Biện pháp phòng ngừa nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây đào được khuyến khích sử dụng là BS01 - Chaetomium. Sản phẩm giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, không gây nguy hiểm cho người sử dụng, không làm chua đất, thoái hóa đất. 

Phòng trừ sâu bệnh hại hoa đào
Phòng trừ sâu bệnh hại hoa đào

Kỹ thuật bón phân  

Phân vô cơ 

  • Giai đoạn 30 ngày sau trồng 

- Sau khi trồng 30 ngày cần bón phân để cây kích thích ra rễ [2]. 

- Sử dụng phân urê hòa tan với nước để tưới gốc cho cây đào. 

- Tưới với liều lượng 10g/10 lít nước, mật độ 1 lần/ tháng [2]. 

- Sử dụng phân urê liên tục trong 3 - 4 tháng đầu tiên [2]. 

  • Giai đoạn 5 tháng sau trồng 

- Sử dụng phân NPK (5:10:3) bón thúc cho cây trồng. 

- Lượng phân bón từ 40 - 60kg cho mỗi lần, bón vào các tháng 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9, khoảng 20 ngày/lần. 

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

- Bón bổ sung BS21 - Humic để cung cấp lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cây đào, giúp cây ra rễ mạnh, lá khỏe, cây phát triển tươi tốt.  

- Sản phẩm BS21 - Humic có thành phần hữu cơ 100%, giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp cho đất, hạn chế nấm bệnh trên cây, an toàn và thân thiện với bà con nông dân. 

Phân bón humic cho cây đào
Phân bón humic cho cây đào
  • Bón qua lá 

- Ngoài bón gốc, bà con nông dân có thể bổ sung thêm sản phẩm bón lá cho cây như BS14 - Amino của Bác Sĩ Cây Xanh. 

- Sản phẩm cung cấp các chất đa - trung - vi lượng cho cây đào, giúp cây tăng khả năng quang hợp, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp khỏe cây, dày lá.

Phân bón lá hoa đào
Sản phẩm bón lá hoa đào