Trong đất chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cây đào sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Lên luống, đào hố, cải tạo đất đúng cách góp phần lớn trong việc quyết định năng suất và chất lượng hoa của cây.
Trứng sâu, côn trùng cùng các bào tử nấm bệnh tồn tại trong đất là những tác nhân gây hại nguy hiểm cho cây đào. Nắm rõ các phương pháp cải tạo đất sẽ giúp giảm thiểu từ 60 - 80% khả năng gây hại của sâu - bệnh trong đất.
- Loại bỏ rác thải, phế phẩm nông nghiệp trên bề mặt vườn.
- Sử dụng nông cụ truyền thống hoặc máy cắt cỏ hiện đại để cắt bỏ cỏ dại, tạo độ thông thoáng cho vườn.
- Cày sâu và đều bề mặt đất, kết hợp bừa nhỏ để tăng độ tơi xốp và kiểm soát một số loại sâu, côn trùng trong đất.
- Ngoài ra bà con có thể rắc vôi bột lên đều bề mặt vườn để phòng trừ nấm bệnh.
Sau khi rải vôi 10 - 15 ngày, bà con tiến hành sử dụng BS07 - Trichoderma và BS09 - Ryzen giúp cải tạo đất để tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đất.
Cách 1: Hòa tan các sản phẩm với nước, sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây con sau khi xuống giống. Để phòng ngừa được các tác nhân gây bệnh ẩn nấp trong đất, bà con nên sử dụng 3 - 4 lần/ vụ.
- Pha 1kg sản phẩm BS07- Trichoderma với 200 - 400 lít nước rồi tưới vào gốc cây.
- Nên kết hợp sử dụng chung với BS09 - Ryzen để tăng tính hiệu quả,
- Liều lượng dùng:
Phòng bệnh: 500g/ 400 lít nước;
Trị bệnh: 500g/200 lít nước.
Cách 2: Trộn 2 sản phẩm trên với phân chuồng hoặc kết hợp với phân bón N.P.K để bón lót rải đều theo luống.
- Cách ủ phân: Trộn đều hỗn hợp gồm 100g/ 100kg phân chuồng, xác bã thực vật và sản phẩm vi sinh. Sau khi trộn, bà con dùng 1 tấm bạt che lại để độ ẩm đạt 55 - 60%, sau ủ 20 - 45 ngày là có thể sử dụng được.