Banner

Kỹ thuật trồng cây hoa đào

Kích thước chữ

Trong quá trình trồng cây hoa đào, bà con cần lưu ý các kỹ thuật quan trọng như lên luống, đào hố, bón lót cũng như xuống giống. Thực hiện tốt các kỹ thuật trên sẽ giúp bà con có một vườn đào khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, ra hoa đều, đẹp. 

Một số kỹ thuật trồng hoa đào

Kỹ thuật lên luống 

-Trước khi lên luống, bà con nông dân cần tiến hành dọn sạch cỏ dại và các loại rác thải trên vườn. 

- Lên luống có chiều rộng 1m, độ cao luống từ 25 - 30cm, rãnh có chiều rộng 30cm [1]. 

Kỹ thuật đào hố 

Hố trồng cây đào
Hố trồng cây đào
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đào hố bằng nước vôi trong, phòng trừ khả năng nguồn bệnh tồn tại trên dụng cụ lây sang cho cây trồng. 
  • Bà con nông dân nên đào hố với kích thước 40 x 40cm. Nếu đất xấu, nghèo dinh dưỡng, bà con nên đào hố sâu và rộng hơn [1]. 
  • Hố trên hàng cách nhau 1,5m (nếu trồng đào bonsai) và 2m (nếu trồng cây đào lớn). 
  • Trong quá trình đào hố, bà con cần đổ đất sang 2 bên và tiến hành phân loại 2 loại đất (đất mặt và đất canh tác) sang 2 vị trí khác nhau. 

Kỹ thuật bón lót 

Trước khi xuống giống từ 7 - 10 ngày, tiến hành bón lót để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh. 

Lượng phân cần sử dụng tính cho 1 hố trồng cây hoa đào là: 

  • Hữu cơ: 5kg phân chuồng ủ hoai mục. 
  • Vô cơ: 0,1kg phân lân và 0,1kg phân kali. 
  • BS07 - Trichoderma 
  • Bổ sung BS07 - Trichoderma nhằm tăng khả năng diệt nấm đất, ngăn ngừa bệnh hại tấn công rễ. 
Trichoderma bón đất trồng cây
Trichoderma bón đất trồng cây

Kỹ thuật xuống giống cây hoa đào 

Thời điểm xuống giống 

Đào có thể xuống giống quanh năm, bà con nông dân tránh những ngày mưa lớn tránh hiện tượng cây bị ngập khiến rễ hư hỏng. 

Các bước trồng cây 

  • Bước 1: Cho cây vào hố 

- Nhẹ nhàng dùng tay lột vỏ bao bầu để không làm vỡ bầu cũng như làm ảnh hưởng đến rễ cây. 

- Đặt thẳng cây vào hố và cho đất vào nén nhẹ, tránh nén đất quá chặt làm nghẹt rễ. 

  • Bước 2: Cắm cọc 

- Đối với những vùng trồng rộng, nhiều gió, bà con tiến hành dùng cọc kết hợp neo giữ để tránh cho cây bị đổ. 

  • Bước 3: Tưới cây 

- Đào sau khi trồng phải được tưới nước ngay lập tức kể cả trong mùa mưa. 

- Độ ẩm đất cần đạt 70% trong 15 ngày đầu tiên, lượng nước tưới đạt 3 - 5 lít/cây/ngày. 

- Từ ngày 15 trở đi có thể cân đối lượng nước tưới tùy thuộc vào độ ẩm đất, có thể tiến hành 2 - 3 ngày tưới 1 lần. 

- Có thể áp dụng hình thức tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt để tiết kiệm công sức cho người nông dân. 

  • Bước 4: Tủ gốc 

- Sử dụng rơm, rạ hoặc cỏ mục để phủ 1 lớp lên bề mặt gốc của cây đào, giúp giữ ẩm cho cây.