Banner
Banner

Bệnh vàng lá hoa hồng

Kích thước chữ

Tên thường gọi: Vàng lá

Tên khoa học: Diplocarpon Rosae,  Colletotrichum spp.

Các loại cây thường bị hại:  hoa hồng, hoa lan, các loại rau ăn lá, …

- Các loại nấm bệnh như Diplocarpon Rosae gây ra nấm đốm lá, nấm gỉ sắt, nấm (Colletotrichum) thán thư, sương mai,…đều có thể là tác nhân gây nên bệnh vàng lá trên hoa hồng.

- Bệnh thường phát sinh mạnh ở điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường, sương đêm kéo dài, mưa dầm.

Banner
Banner
Banner
Banner

- Lá xuất hiện những vết đốm xám, đốm đen rồi lan dần, lá bị vàng dần và lan sang những cành những cây xung quanh.

- Lá thường vàng từ dưới lên, lá rụng dần từ những lá già đến lá non.

Banner
Banner
Banner
Banner
Banner

- Nấm bệnh gây rụng lá hàng loạt, rụng cả những lá trưởng thành khỏe mạnh, lá non và cả nụ hoa.

- Cây bị mất sức, còi cọc, khó cho hoa, nấm rất nhanh lây lan cả vườn làm chết cây đồng loạt.

- Đem cách ly cây bị nấm bệnh tấn công ra xa những cây hoa hồng khỏe mạnh để tránh lây lan.

- Cắt tỉa bỏ các phần có dấu hiệu bệnh, sau đó thu gom lại và đem ra xa tiêu huỷ, tuyệt đối không để rơi rớt ở gốc cây hoặc đem làm phân ủ.

  • Biện pháp hóa học

- Khi phát hiện bệnh phun các loại thuốc trừ nấm có chứa hoạt chất: Azoxystrobin, hoặc Metomenostrobin,... 

  • Biện pháp sinh học an toàn

- Sử dụng BS03 - PHYSA để trị vàng lá cho hoa hồng: Pha loãng 5ml BS03 trong 4-6 lít nước. Sau đó phun đều lên thân, cành lá và phần gốc. Phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày/lần.

- Đối với cây hoa hồng bị hại nặng thì bạn có thể kết hợp BS03 - PHYSA và BS06 - Nano Đồng để trị nhanh chóng. Pha loãng 5ml BS03 và 5ml BS06 với 5-6 lít nước. Sau đó phun đều lên thân cành lá và vùng gốc cây. Phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày/lần. Sau khi hết bệnh thì tiến hành phun phòng định kỳ cho cây 1-2 lần/ tháng.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại