Chăm sóc, bón phân hoa hồng giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Giai đoạn cây con là thời gian hoa hồng được đem ra vườn cho đến khi phân hóa mầm hoa. Chăm sóc, cắt tỉa và bón phân phù hợp sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh tích trữ dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng tiếp theo.

Chăm sóc hoa hồng giai đoạn cây con

Tưới nước

  • Bà con tiến hành tưới 1 - 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Cây sau khi bón phân cần phải tưới nước, tùy vào điều kiện đất đai, khô ẩm, nắng nhiều hay ít mà điều chỉnh lượng nước phù hợp.

Lưu ý: Cây hồng cần nhiều nước nhưng cũng sợ ngập nước, tưới nước quá nhiều gây ứ đọng, ngập gốc có thể khiến rễ thối.

Tỉa cành, ngắt bỏ mầm nách

Cắt tỉa hoa hồng
Cắt tỉa cành hoa hồng
  • Để cây hồng cho tán lá đẹp, cân đối, cần phải thường xuyên cắt tỉa (15 ngày cắt tỉa 1 lần)
  • Dùng dao, kéo hoặc tay ngắt bỏ những mầm nách, những nhánh khô, hư và những cành ốm yếu, sâu bệnh, không còn lá hoặc lá vàng úa [1].

Kiểm soát sâu bệnh hoa hồng giai đoạn cây con

Sâu hại

Sâu xanh, nhện đỏ, rầy rệp là những tác nhân gây hại mạnh cho cây hoa hồng. Sử dụng các thuốc sinh học đang là biện pháp phòng trừ sâu - côn trùng gây hại hiệu quả, đang được khuyến cáo trên hoa hồng hiện nay.

Bà con có thể tham khảo và sử dụng BS25 - Insect để kiểm soát và tiêu diệt các tác nhân phá hoại này. Sản phẩm ứng dụng cơ chế đối kháng của nấm xanh, nấm trắng, đem lại hiệu quả vượt trội, an toàn cho sức khỏe bà con nông dân.

Bệnh hại

Cây hoa hồng khi đem ra vườn, thay đổi môi trường sống, dễ bị tấn công bởi nhiều loại nấm khuẩn gây bệnh. Giai đoạn này, bà con cần chủ động phòng ngừa các tác nhân mầm bệnh, bảo vệ cây trồng bằng cách sử dụng BS01 - Chaetomium.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại, chứa các chủng vi sinh tiêu biểu như nấm Chaetomium spp. và vi khuẩn Bacillus subtilis, đem lại hiệu quả bền vững, an toàn, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phân thuốc hóa học.

Thuốc trị nấm sinh học cho hoa hồng; Cách trị bệnh cho hoa hồng; Thuốc đặc trị bệnh đốm lá hoa hồng; Thuốc trị bệnh cây hoa hồng; Cách trị bệnh đốm lá ở hoa hồng
Sản phẩm sinh học trừ sâu bệnh trên hoa hồng

Bón phân cho hoa hồng giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

  • Hoa hồng trồng trên nền đất

- Sau khi trồng 3 - 5 ngày bà con sử dụng phân chuồng hoặc phân trùn quế hòa với nước để tưới gốc cho cây.

- Bón thúc định kỳ 15 - 20 ngày/ lần phân NPK 13-13-13+TE liều lượng 40 - 60kg/1.000m2 [1]

  • Hoa hồng trồng trong chậu

- Bón thúc định kỳ 20 - 30 ngày/ lần phân NPK 13-13-13+TE liều lượng 30 - 50g/ 1 chậu (1- 2 bụi).

Lưu ý: Sau mỗi đợt tỉa cành, bà con cần bón bổ sung 1 tấn phân chuồng/ 1.000m2 để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây.

Phân bón hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Bổ sung phân hữu cơ vi sinh BS21 Humic để bón cho hoa hồng. Sản phẩm chứa các vi sinh vật có lợi cùng thành phần Humic, có khả năng cải tạo đất trồng, giúp đất tơi xốp, kích thích bộ rễ phát triển , tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.

  • Bón lá

Giai đoạn cây con cây hoa hồng cần dinh dưỡng để phát triển bộ rễ và thân, cành, lá, bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá như BS14 - Amino để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này.

Sản phẩm chứa amino thủy phân và khoáng ở dạng cây dễ hấp thụ cùng các vi sinh vật có lợi, giúp kích thích hoa hồng ra rễ khỏe, xanh bóng lá, tăng sức đề kháng chống chọi với các loại nấm bệnh.

Sản phẩm bón lá hữu cơ cho hoa hồng
Sản phẩm bón lá hữu cơ cho hoa hồng

 

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo, Nguyễn Xuân Linh, 2012. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, trang 34.

[2] Phạm Thị Minh Tâm, Nguyễn Phạm Hồng Lan, 2017. Giáo trình hoa và cây kiểng. Trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh, trang 117.