Banner

Chăm sóc, bón phân cây hoa hồng giai đoạn phân hóa mầm hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn phân hóa mầm hoa quyết định rất lớn đối với năng suất và chất lượng hoa. Chăm sóc đúng kỹ thuật, ngăn ngừa sâu bệnh đúng cách sẽ giúp bà con đạt được năng suất mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chăm sóc hoa hồng giai đoạn ra hoa

Tưới nước

Tưới nước nhỏ giọt cho hoa hồng
Tưới nước nhỏ giọt cho hoa hồng
  • Tưới cây hoa hồng vào sáng sớm hoặc chiều mát
  • Liều lượng nước và số lần tưới phụ thuộc vào đất, điều kiện thời tiết và sự phát triển của cây, tán lá càng lớn, nhu cầu nước của hoa hồng càng cao.
  • Tùy vào cách bố trí của vườn và điều kiện kinh tế mà bà con có thể tưới nước bằng vòi hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt.

Lưu ý: Không nên tưới nước quá muộn, nước đọng trên cành lá vào ban đêm sẽ khiến câu dễ nhiễm nấm bệnh

Tỉa nụ

  • Tỉa nụ sẽ giúp hoa to và cho chất lượng tốt.
  • Mỗi nhánh hồng chỉ nên để lại 1 hoa chính, tỉa bỏ các hoa phụ (hoa chính là hoa trên ngọn, hai bên nhánh lá kế bên dưới là hoa phụ) [1].

Kích thích ra hoa

  • Khi cây có hiện tượng phân hóa mầm hoa, bà con tiến hành phun BS15 - Nuti để cung cấp các dinh dưỡng cần thiết giúp cây ra hoa sớm, hoa to và lâu tàn.
  • Muốn hoa hồng ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán, khoảng cuối tháng 11 âm lịch, bà con tiến hành cắt các đầu cành, bỏ đi từ 4 - 6 mắt lá tính từ ngọn xuống [1].
  • Hoa sẽ có sớm hơn nếu cắt gần ngọn và ngược lại [2].

Bao hoa

Bao hoa cho hoa hồng
Bao hoa cho hoa hồng
  • Bao hoa để hạn chế sự tấn công của côn trùng và các tác động bất lợi của môi trường xung quanh. Bao hoa khị nụ hoa xuất hiện màu.
  • Dụng cụ bao hoa có thể là giấy báo hoặc lưới bao chuyên dụng. Bà con nên sử dụng lưới bao chuyên dụng để hoa được đẹp hơn.

Kiểm soát sâu bệnh hoa hồng giai đoạn ra hoa

Sâu hại

Sâu xanh, nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp, rầy mềm là những tác nhân phá hoại nghiêm trọng suốt quá trình sinh trưởng của cây hoa hồng đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa. Phòng trừ và kiểm soát các tác nhân gây hại này bằng cách sử dụng BS25 - Insect.

Sản phẩm ứng dụng cơ chế đối kháng, ký sinh, gây bệnh của nấm xanh, nấm trắng, không gây ra hiện tượng kháng thuốc trên sâu, côn trùng, đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững.

Thuốc trừ sâu côn trùng sinh học hoa hồng
Sản phẩm trừ sâu côn trùng sinh học trêm hoa hồng

Bệnh hại

Nấm khuẩn gây bệnh tấn công hoa hồng trong giai đoạn ra hoa có thể làm sụt giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng hoa. Nhiều loại thuốc hóa học có tính nóng, có thể làm hoa hư hỏng. Giải pháp hiệu quả, an toàn được khuyến cáo sử dụng cho hoa hồng trong giai đoạn này là sản phẩm sinh học BS01 - Chaetomium.

Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, được phân lập bằng các công nghệ hiện đại, không làm tổn thương hoa, không gây ô nhiễm môi trường, hoàn toàn an toàn cho con người và vật nuôi.

Sản phẩm sinh học trừ bệnh trên hoa hồng

Bón phân cho hoa hồng giai đoạn ra hoa

Phân bón hóa học

  • Hoa hồng trồng trên nền đất

- Bón thúc định kỳ 15 - 20 ngày/ lần phân NPK 13-13-13+TE liều lượng 40 - 60kg/1.000m2 [3].

  • Hoa hồng trồng trong chậu

- Bón thúc định kỳ 20 - 30 ngày/ lần phân NPK 13-13-13+TE liều lượng 30 - 50g/ 1 chậu (1- 2 bụi).

Lưu ý: Sau mỗi đợt tỉa cành, bón thêm 1 tấn phân chuồng/ 1.000m2 để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây.

Phân bón hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Hoa hồng là loại cây cần nhiều dinh dưỡng, cần bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh phân định kỳ hoặc ngay sau khi tỉa cành và phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này bà con có thể sử dụng BS21 - Humic để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phục vụ cho việc phân hóa mầm của cây.

  • Bón lá

- Khi cây cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa, bón kết hợp BS15 - Nuti BS14 - Amino ý để kích thích cây sinh trưởng khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho quá trình phân hóa mầm hoa.

- BS15 chứa Bo, Zn góp phần kích thích cây ra hoa đồng loạt, đồng thời các chất amino trong BS14  hỗ trợ thân cành lá phát triển. Bộ đôi sản phẩm chứa dinh dưỡng ở dạng cây có thể hấp thụ trực tiếp, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đồng đều.

Tưới gì cho hoa hồng nhiều hoa; Thuốc kích ra hoa; Cách kích hoa hồng leo ra hoa; Hoa hồng không ra hoa; Thuốc kích hoa hồng ra hoa; Cách xử lý hoa hồng không ra hoa; Cách làm cho hồng ra hoa; Thuốc kích hoa hồng ra hoa
Kích thích hoa hồng ra hoa

 

Tài liệu tham khảo

[1] Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2007. Giáo trình cây hoa, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, trang 50.

[2] Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo, Nguyễn Xuân Linh, 2012. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, trang 36.

[3] Phạm Thị Minh Tâm, Nguyễn Phạm Hồng Lan, 2017. Giáo trình hoa và cây kiểng. Trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh, trang 117.