Sau khi hoa tàn, cây lan sẽ bước vào giai đoạn ngủ nghỉ sau đó tiếp tục quá trình phát triển thân lá. Chế độ chăm sóc, bón phân hợp lý sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền đề cho những đợt thu hoạch tiếp theo.

Chăm sóc hoa lan giai đoạn hoa tàn

Tưới nước

  • Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước sao cho đảm bảo đủ nước nhưng không làm rễ thối hỏng.
  • Tưới nước 1 đến 2 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Khi trời mưa hoặc râm mát, sau khi tưới, cần quan sát đáy chậu để xác định lần tưới thứ hai.
  • Cách tưới: Tưới phun sương hoặc phun mưa cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan.

Điều chỉnh ánh sáng

  • Yêu cầu về ánh sáng của mỗi loại lan sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các loại lan, ở giai đoạn khi hoa tàn, người chơi lan và nhà vườn đều cần phải điều chỉnh ánh sáng vừa phải.

Cắt tỉa

  • Dùng kéo cắt bỏ các ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối trên cần hoa khoảng 3cm, đồng thời loại bỏ những lá vàng úa hoặc sâu bệnh [1].

Thay chậu

Thay chậu cho lan
Thay chậu cho lan
  • Thay chậu khi cây lan lớn, giá thể và chậu không còn đủ để cây tiếp tục phát triển.
  • Thời điểm thay chậu: Sau khi hoa tàn.
  • Cách thay chậu đơn giản cho lan [2]:

- Bước 1: Lấy cây lan ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng

- Bước 2: Cắt bỏ những rễ già yếu, sâu bệnh

- Bước 3: Cho giá thể đã được phối trộn vào chậu

- Bước 4: Trồng lan vào chậu

Kiểm soát sâu bệnh cây lan giai đoạn hoa tàn

  • Sâu hại

- Giai đoạn hoa tàn, nhà vườn cần chủ động kiểm soát, sâu, côn trùng phá hoại, tránh hiện trạng bọ trĩ, rầy mềm, nhện đỏ bùng phát, ảnh hưởng đến sức sống của cây.

- Sử dụng BS25 - Insect để tiêu diệt, kiểm soát dịch hại trên lan giai đoạn ra hoa. Thành phần sản phẩm chứa nấm xanh nấm trắng, có khả năng ký sinh, gây độc giúp tiêu diệt nhiều loại sâu - côn trùng trên lan, mà không gây ảnh hưởng đến bộ lá của cây.

Thuốc trừ bọ trĩ sinh học cho lan
Sản phẩm trừ sâu, côn trùng cho lan
  • Bệnh hại

- Nấm hạt cải, thối nhũn, thối mềm,... là những bệnh nguy hiểm và thường gặp trên lan trong suốt quá trình sinh trưởng. Ở giai đoạn hoa tàn, nếu không có chế độ  phòng ngừa bệnh hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và số lượng hoa ở các đợt ra hoa tiếp theo.

- Sử dụng BS01 - Chaetomium kết hợp với BS06 - Nano Đồng để chủ động kiểm soát và khống chế nấm khuẩn gây hại trên lan giai đoạn này. Bộ đôi sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ sinh học, không chứa tạp chất, không gây nóng hoa và an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm trừ nấm khuẩn hoa lan
Sản phẩm trừ nấm khuẩn hoa lan

Bón phân cho cây lan giai đoạn giai đoạn hoa tàn

  • Phân bón hóa học

- Sau khi hoa tàn 1,5 - 2 tháng, cây phát triển ổn định, tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây [1].

- Sử dụng phân bón lá NPK 30 - 15 - 10 liều lượng 2g pha cho 1 lít nước. Phun định kỳ 7 ngày/ lần [1],[2].

  • Phân bón hữu cơ vi sinh

- Giai đoạn hoa tàn, ngoài các loại phân vô cơ, có thể sử dụng BS14 - Amino để bổ sung dinh dưỡng cho lan.

- Sản phẩm chứa amino thủy phân cao cấp cùng các loại vi sinh vật có lợi, giúp kích thích cây hình thành rễ mới, cây phục hồi nhanh cây sau thu hoạch, phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho đợt ra hoa tiếp theo.

Phân bón lá cho hoa lan
Dinh dưỡng bón lá cho hoa lan

 

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Văn Chung và ctv, 2010. Nghề trồng hoa lan: Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc hoa lan, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trang 22 - 27.

[2] Đỗ Văn Chung và ctv, 2010. Nghề trồng hoa lan: Giáo trình mô đun thu hái và tiêu thụ hoa lan, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trang 13 - 21.