Chăm sóc, bón phân hoa lan giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn ra hoa, cây lan sinh trưởng mạnh và bắt đầu xuất hiện những đặc tính riêng biệt của loài. Dưới đây là một số kỹ thuật về chăm sóc, bón phân mà người trồng lan cần phải nắm để tránh tình trạng chăm sóc sai phương pháp, khiến cây suy dinh dưỡng, ra hoa chậm, hoa mau tàn và kém chất lượng. 

Chăm sóc hoa lan giai đoạn ra hoa

Tưới nước

Tưới nước cho hoa lan
Tưới nước cho hoa lan
  • Thời kỳ cây phân hóa mầm hoa và ra hoa, cây lan cần tưới nhiều nước.
  • Tưới nhẹ theo kiểu phun sương hạt nhỏ, tưới lá trước sau đó tưới chậu 2 lần/ ngày, đảm bảo sao cho giữa 2 lần tưới giá thể luôn ẩm.
  • Duy trì độ ẩm trong vườn từ 50 - 80% để cây lan có thể phát triển tốt nhất bằng hệ thống làm mát, quạt thông gió,...
  • Nếu không có hệ thống này, có thể duy trì độ ẩm bằng cách để các chậu nước trong vườn hoặc tưới nước xuống nền đất, tưới phun sương vào không khí trong vườn,..
  • Nguyên tắc tưới nước của cây lan thời kỳ ra hoa tương tự thời kỳ phát triển rễ, thân, lá [1].

Lưu ý: Lá và giả hành nhăn nhúm, có vết gấp là biểu hiện của cây lan thiếu nước.  

Điều chỉnh ánh sáng

  • Tùy vào từng loài lan mà nhu cầu ánh sáng của cây sẽ khác nhau, sử dụng hệ thống móc kéo khi làm giàn để dễ dàng điều chỉnh ánh sáng theo yêu cầu của cây:

- Lan Dendrobium, Cattleya: ánh sáng phù hợp ở giai đoạn ra hoa lá 50 - 60% [1].

- Lan Hồ Điệp: ánh sáng phù hợp ở giai đoạn ra hoa lá 80 - 90% [1].

  • Một vài dấu hiệu để nhận biết điều chỉnh ánh sáng [1]

- Cây lan nhận được đủ ánh sáng có lá màu xanh vàng, riêng lá lan Hồ điệp có màu xanh tím.

- Cây còi cọc chậm lớn, lá úa vàng, bị uốn cong, trên mặt lá xuất hiện những đốm nâu lớn là biểu hiện của cây nhận quá nhiều ánh sáng, cần điều chỉnh lại màn che cho phù hợp.

Kiểm soát sâu bệnh cây lan giai đoạn ra hoa

  • Sâu hại

Các vết cắn phá của sâu, côn trùng ngoài làm giảm tính thẩm mĩ và chất lượng hoa, lá, còn là điều kiện thuận lợi để nấm, khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh cho cây lan.

Chủ động phòng ngừa sâu, côn trùng phá hại trên lan bằng cách dùng BS25 - Insect. Sản phẩm có thành phần bao gồm nấm xanh, nấm trắng, giúp tiêu diệt hiệu quả bọ trĩ, nhện đỏ, rầy, rệp,..., thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Thuốc trừ nhện đỏ sinh học
Sản phẩm trừ nhện đỏ sinh học
  • Bệnh hại

Biện pháp phòng trừ nấm, khuẩn gây hại trên lan an toàn, hiệu quả trong giai đoạn hoa tàn là sử dụng bộ đôi sản phẩm BS01 - Chaetomium BS06 - Nano Đồng.

Bộ sản phẩm có thành phần là nấm Chaetomium spp. và đồng nguyên chất, không chứa tạp chất, giúp sát khuẩn, diệt nấm, kích thích cây gia tăng hệ miễn dịch chủ động chống chọi bệnh, đặc biệt không gây nóng cây, an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm trị nấm khuẩn hoa lan
Sản phẩm trị nấm khuẩn hoa lan

Bón phân cho cây lan giai đoạn giai đoạn ra hoa

  • Phân bón hóa học

Khi cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa, phun phân bón lá NPK 10 - 30 - 20, liều lượng 3g/ lít, phun định kỳ 7 ngày/ lần [1].

Khi vòi hoa xuất hiện, tiến hành bón lá phân NPK 15 - 20 - 25 với liều lượng 2g/ lít [1].

  • Phân bón hữu cơ vi sinh

Sử dụng sản phẩm bón lá BS15 - Nuti vào giai đoạn cây lan tạo hoa.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ khoáng hiện đại, chứa Bo, Kẽm cùng dung dịch lên men vi sinh, giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, kích thích cây lan ra hoa to, đều, đẹp, lâu tàn, chất lượng.

Thuốc kích hoa lan ra hoa
Sản phẩm kích thích hoa lan ra hoa

 

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Văn Chung và ctv, 2010. Nghề trồng hoa lan: Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc hoa lan, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trang 22 - 36.