Chăm sóc, bón phân cây lan giai đoạn phát triển rễ, thân, lá

Kích thước chữ

Cây lan sau khi được đưa từ vườn ươm sang vườn kinh doanh cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Để cây lan phát triển khỏe, nhà vườn và người trồng lan cần có chế độ nước, ánh sáng và các biện pháp chủ động phòng trừ sâu bệnh hợp lý. 

Chăm sóc hoa lan giai đoạn phát triển rễ, thân, lá

Tưới nước

Tưới nước hoa lan
Tưới nước hoa lan
  • Nên tưới nước cho lan vào buổi sáng để nước không lưu lại trên cây vào chiều tối.
  • Tưới 2 - 3 lần/ ngày, tùy theo giống. Khi thấy nước chảy dưới đáy chậu thì ngưng tưới.  Nếu tưới bằng giàn phun, thời gian tưới sẽ dao động từ 7 - 10 phút [1]. 
  • Các nguyên tắc tưới nước: 

- Tưới nước dựa vào độ ẩm không khí: Nếu độ ẩm 70% cần tưới bổ sung lần tưới cho cây

- Thứ tự tưới: Phun nước ẩm môi trường trước trước sau đó phun chậu.

- Kích thước chậu: Chậu nhỏ cần tưới nhiều nước hơn chậu có kích thước lớn.

- Thời gian chăm sóc: Tưới nhiều nước cho lan vừa mới sang chậu hơn lan cũ trong cùng một thời gian.

-  Đặc điểm các giống lan: Giống lan ưa sáng tưới nhiều nước hơn giống ưa râm mát.

Điều chỉnh ánh sáng

  • Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lan trong giai đoạn này. Thiếu nắng cây sẽ vươn cao nhưng ốm yếu, dễ nhiễm sâu bệnh. Thừa nắng cây thấp, lá vàng, nhăn, khô, mép lá cụp vào, cây phát triển kém.
  • Điều chỉnh ánh sáng theo yêu cầu của từng loài lan và tuổi của cây [1].

- Lan Hồ điệp: ít chịu nắng, phù hợp với độ chiếu sáng 30%

- Lan Cattleya: 50% nắng.

- Lan Dendrobium hoặc Vanda: chịu được 70% nắng, một số giống có thể chịu lên đến 100% nắng như Vanda lá dài và Bò cạp.

Kiểm soát sâu bệnh cây lan giai đoạn phát triển rễ, thân, lá

  • Sâu hại

- Giai đoạn phát triển rễ, thân, lá cây lan thường bị tấn công bởi bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp,... Các loại côn trùng này tấn công mạnh khiến lá cây xấu xí, cây còi cọc, sinh trưởng kém, dễ nhiễm các loại nấm khuẩn gây bệnh.

- Sử dụng BS25 - Insect chứa nấm xanh, nấm trắng để tiêu diệt và kiểm soát các loại sâu - côn trùng gây hại trên lan.  Sản phẩm có thành phần 100% từ vi sinh, không gây tổn thương cho cây khi sử dụng, an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi.

Thuốc trừ rệp vảy cho hoa lan
Sản phẩm trừ rệp vảy cho hoa lan
  • Bệnh hại

- Nấm và vi khuẩn tấn công cây lan giai đoạn này khiến cây sinh trưởng kém, chậm ra hoa, thậm chí gây chết cây.

- Ngăn ngừa và kiểm soát các tác nhân mầm bệnh này bằng cách sử dụng kết hợp BS01 - ChaetomiumBS06 - Nano Đồng. Bộ sản phẩm đem lại hiệu quả phòng trừ cao, không gây tổn thương cây, an toàn cho người sử dụng.

Thuốc trị bệnh hoa lan
Chế phẩm trị bệnh hoa lan

Bón phân cho cây lan giai đoạn giai đoạn phát triển rễ, thân, lá

Có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây lan giai đoạn phát triển rễ, thân, lá theo hướng dẫn dưới đây:

  • Phân bón hóa học [1]

- Lan từ 0 - 6 tháng: Sử dụng phân bón lá NPK 30 - 15 - 10 liều lượng 0,5g pha cho 1 lít nước. Giai đoạn trước 3 tháng, phun định kỳ 3 ngày/ lần; từ 3 - 6 tháng phun định kỳ 7 ngày/ lần.

- Lan từ 6 - 12 tháng: Sử dụng phân bón lá NPK 30 - 15 - 10 liều lượng 2g pha cho 1 lít nước. Phun định kỳ 7 ngày/ lần.

  • Phân bón hữu cơ vi sinh

- Sử dụng sản phẩm bón lá vi sinh hữu cơ BS14 - Amino cho lan trong giai đoạn cây phát triển rễ, thân, lá.

- Thành phần sản phẩm bao gồm kẽm, đồng, magie, canxi, humic cùng các chủng vi sinh có ích, giúp cây hấp thu cực nhanh, tạo bộ lá xanh mướt, khỏe mạnh đồng thời kích thích quá trình hình thành thân, rễ, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của cây.

Phân bón lá hoa lan
Sản phẩm bón lá hoa lan

 

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Văn Chung và ctv, 2010. Nghề trồng hoa lan: Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc hoa lan, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trang 22 - 27.