Chăm sóc và bón phân khổ qua giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Đây là giai đoạn sinh dưỡng sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành và lá. Vì vậy, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt, tạo tiền đề cho cho sự sinh trưởng sau này của cây.

Chăm sóc cho cây khổ qua (mướp đắng) thời kỳ cây con

Tưới nước

  • Khổ qua là loại cây phát triển nhiều thân nhánh và lá nên nhu cầu nước của cây khá lớn. Tùy theo từng giai đoạn, thời tiết và điều kiện đất đai mà có thể điều chỉnh chế độ nước tưới cho phù hợp.
  • Tuy nhiên, vẫn phải duy trì ẩm độ khoảng 60 - 70% để cây có thể sinh trưởng và phát triển [1].

Bấm ngọn, tỉa dây

  • Đối với các giống ra nhánh sớm thì cần tỉa bỏ 2 - 3 nhánh đầu để tạo sự thông thoáng cho gốc.
  • Sau khi cây có từ 5 - 7 lá thật thì bắt đầu tiến hành bấm ngọn cho cây, rồi chừa 3 nhánh mọc trái và để trái trên những nhánh đó. Vì khổ qua có thể cho trái trên cả thân chính và nhánh phụ nên cây có càng nhiều dây thì sẽ cho nhiều trái [2].

Định hướng cho khổ qua leo giàn

Định hướng leo giàn cho khổ qua
Làm giàn cho khổ qua
  • Khi cây khổ qua có từ 3 - 4 lá thật thì cần tập cho cây leo giàn. Chiều cao trung bình của giàn khoảng từ 2 - 2,5m và rộng từ 3m.
  • Giàn có thể làm từ tre, nứa và cố định bằng dây nilon hoặc dụng cụ cố định giàn chuyên dụng [3].

Lưu ý: Cần định hướng để các nhánh khổ qua leo giàn không nằm đè lên nhau để tạo độ thoáng cho cây và hạn chế được sâu bệnh hại.

Kiểm soát sâu bệnh hại cho khổ qua (mướp đắng) giai đoạn cây con

Sâu hại

  • Ở giai đoạn cây con, khổ qua thường bị bọ trĩ, rầy mềm,... tấn công. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến cây con bị còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí còn có thể gây chết cây con. Bà con cần sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa và xử lý các loại côn trùng gây hại này.

Bệnh hại

  • Giai đoạn này cây thường bị bệnh chết cây con, bệnh đốm lá,... tấn công. Bà con có thể sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh này để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con.
Thuốc trừ sâu bệnh hại khổ qua giai đoạn cây con
Thuốc trừ sâu bệnh hại khổ qua giai đoạn cây con

Bón phân cho cây khổ qua (mướp đắng) giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

Giai đoạn này cây cần tập trung rất nhiều dinh dưỡng để phát triển bộ rễ, thân, cành và lá. Chúng ta cần kết hợp tưới tiêu, bón phân đúng cách để cây có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất mà không gây tổn thương đến bộ rễ của cây.

  • Tỷ lệ phân bón (1000m2)

- Bón lót: Phân hữu cơ ủ với BS07 - Trichoderma + 25kg NPK 16 -16 - 8.

- Bón thúc lần 1 (15 - 20 ngày sau trồng): 20kg NPK 16 - 16 - 8 + 1kg Calcium nitrate [2].

 Phân bón hữu cơ, vi sinh

Bón phân hữu cơ, vi sinh trong giai đoạn này giúp cây khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng,  tăng khả năng chống chịu của cây đối với các loại sâu bệnh hại và sự biến đổi của thời tiết.

  • Bón gốc

Phân bón gốc hữu cơ vi sinh cho khổ qua
Phân bón gốc hữu cơ vi sinh cho khổ qua

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường, kết hợp với sản phẩm BS21 - Humic Bio để cải tạo đất, làm cứng cây và kích thích cây ra rễ mạnh.

  • Bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá có chứa khoáng đa, trung, vi lượng như BS14 - Amino để bổ sung trực tiếp các amino acid thủy phân, giúp cây dễ hấp thu và phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe,...

 

Tài liệu tham khảo

[1] Chăm sóc cây trồng, "Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khổ qua".

[2] KS. Nguyễn Văn Tuyến (2012), Kỹ thuật trồng dưa leo, khổ qua, Nhà Xuất Bản Thanh Niên, trang 45.

[3] Nguyễn Thị Na Na (2020), "Cách trồng khổ qua tại nhà năng suất cao với kỹ thuật đơn giản", Khuyến nông Tp.HCM.