Chăm sóc và bón phân khổ qua giai đoạn nuôi trái

Kích thước chữ

Giai đoạn thu hoạch diễn ra vào 40 - 45 ngày sau khi gieo, nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 2 tháng. Cho nên, chăm sóc và bón phân trong giai đoạn này vô cùng quan trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất trái và thu nhập của người nông dân.

Chăm sóc cho cây khổ qua (mướp đắng) giai đoạn nuôi trái

Tưới nước

  • Cần giữ độ ẩm đất trong khoảng 70 - 80% để cây có thể duy trì sự sống và nuôi trái.
  • Nếu thiếu nước trong giai đoạn này có thể khiến trái bị dị hình, ngược lại có thể khiến trái bị nứt hoặc chín sớm.

Làm cỏ, tỉa lá che trái

Tỉa lá khổ qua
Tỉa lá cho khổ qua
  • Cần nhổ bỏ cỏ dại, không để chúng cạnh tranh dinh dưỡng dùng để nuôi trái với cây trồng.
  • Đồng thời, kết hợp tỉa bỏ những lá che trái để trái không bị còi cọc, kém phát triển [1].

Kiểm soát sâu bệnh hại cây khổ qua (mướp đắng) giai đoạn nuôi trái

Sâu hại

  • Ruồi đục trái thường là tác nhân gây hại nặng nề trong giai đoạn nuôi trái. Ngoài ra còn có bọ trĩ, rầy rệp,... tấn công cây. Bà con cần sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa và xử lý sớm để ngăn chặn dịch hại bùng phát.

Bệnh hại

  • Giai đoạn này bệnh thán thư và sương mai hoạt động mạnh có thể gây ảnh hưởng đến năng suất của toàn vườn. Lúc này, cần sử dụng BS02 - Tika để kiểm soát bệnh và kích thích cây sản sinh ra chất đề kháng.

Bón phân cho cây khổ qua (mướp đắng) giai đoạn nuôi trái

Phân bón hóa học

Giai đoạn này cây cần nhiều phân đạm, kali và canxi để có thể nuôi trái, kích thích trái phát triển và giúp trái cứng cáp.

  • Tỷ lệ phân bón (1000m2)

- Bón thúc lần 3 (55 - 60 ngày sau trồng): 20kg NPK 16 - 16 - 8 + 2kg Clorua kali + (2 - 3)kg Calcium nitrate.

- Bón thúc lần 4 (70 - 80 ngày sau trồng): 10kg NPK 16 - 16 - 8 + 1kg Clorua kali + (1 - 2)kg Calcium nitrate [2].

Phân bón hữu cơ, vi sinh

Bón phân hữu cơ, vi sinh trong giai đoạn này giúp cây khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu của cây đối với các loại sâu bệnh hại và sự biến đổi của thời tiết.

  • Bón gốc

Sử dụng các phân hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường để cung cấp dinh dưỡng giúp cây nuôi trái.

  • Bón lá

Phân bón lá cho khổ qua nuôi trái
Phân bón lá cung cấp dinh dưỡng nuôi trái cho khổ qua

Sử dụng các loại phân bón lá có chứa các loại khoáng đa, trung, vi lượng như BS14 - Amino để giúp cây chắc khỏe, trái phát triển tốt, nặng ký và đạt phẩm chất cao.

Ngoài ra cần bổ sung BS16 - Canxi- Bo để phòng ngừa thối đít, nứt đít trái khổ qua, đồng thời giúp trái cứng cáp, tăng thời gian bảo quản và khả năng vận chuyển xa.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Dang James (2018), "Làm sao để trồng khổ qua (Mướp đắng) sai quả tại nhà", Phân dơi số 1.

[2] KS. Nguyễn Văn Tuyến (2012), Kỹ thuật trồng dưa leo, khổ qua, Nhà Xuất Bản Thanh Niên, trang 43 - 44.