Chăm sóc và bón phân cho khổ qua giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn ra hoa là giai đoạn mẫn cảm nhất trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Đây là giai đoạn quyết định số lượng hoa, tỷ lệ thụ phấn và năng suất của vườn. Vì vậy cần bón đủ lượng phân cần thiết để cây có thể phát triển tốt và ra nhiều hoa.

Chăm sóc cho cây khổ qua (mướp đắng) giai đoạn ra hoa

Tưới nước

  • Nhu cầu nước của cây khổ qua giai đoạn ra hoa yêu cầu nhiều hơn so với giai đoạn cây con. Có thể tưới 2 - 3 lần một ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để giữ độ ẩm đất trong khoảng từ 70 - 80%. 

Lưu ý: Không tưới quá nhiều nước vì có thể làm hoa cái bị hư, giảm tỷ lệ đậu trái và dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Thụ phấn nhân tạo

Thụ phấn cho khổ qua
Thụ phấn tay cho khổ qua
  • Thông thường khổ qua sẽ thụ phấn nhờ côn trùng như ong, bướm… Tuy nhiên nếu khu vực của bà con không có côn trùng thì có thể thực hiện thụ phấn bằng tay.
  • Hoa nên được thụ phấn vào lúc 9 giờ sáng, đồng thời lựa chọn hoa đực và hoa cái có kích thước to, cánh hoa hoàn chỉnh và không mắc sâu bệnh.
  • Ngắt hoa đực khỏi cây, sau đó loại bỏ cánh hoa và chấm nhị đực lên vòi nhụy cái.

Kiểm soát sâu bệnh hại cây khổ qua (mướp đắng) giai đoạn ra hoa

Sâu hại

  • Ở giai đoạn này cây thường bị rầy mềm, bọ trĩ, ruồi đục trái,... tấn công. Bà con cần sử dụng BS25 - Insect để phòng trừ và kiểm soát kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng hoa và tỉ lệ đậu trái của vườn.

Bệnh hại

  • Giai đoạn này cây thường bị bệnh chạy dây, sương mai, khảm… gây hại rất nghiêm trọng. Lúc này, có thể sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa, kiểm soát bệnh nhanh chóng và hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Bón phân cho khổ qua (mướp đắng) giai đoạn ra hoa

Phân bón hóa học

Ở giai đoạn này cần bón đầy đủ dinh dưỡng để cây có thể ra hoa và đậu trái.

  • Tỷ lệ phân bón (1000m2)

- Bón thúc lần 2 (35 - 40 ngày sau khi trồng): 20kg NPK 16 - 16 - 8 + 1kg Clorua kali + (1 - 2)kg Calcium nitrate [1].

Phân bón hữu cơ, vi sinh

Phân bón hữu cơ, vi sinh sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn này, tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.

  • Bón gốc

Sử dụng các loại phân hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường.

  • Bón lá

Phân bón lá cho khổ qua giai đoạn ra hoa
Phân bón lá kích thích ra hoa cho khổ qua

Sử dụng các loại phân bón lá có chứa các khoáng đa, trung, vi lượng, đồng thời kết hợp với BS15 - Nuti để tăng khả năng ra hoa, đậu quả của cây.

 

Tài liệu tham khảo

[1] KS. Nguyễn Văn Tuyến (2012), Kỹ thuật trồng dưa leo, khổ qua, Nhà Xuất Bản Thanh Niên, trang 43.