Trước khi bắt đầu gieo trồng một mùa vụ mới, bà con cần tiến hành xử lý đất để tiêu diệt nấm bệnh gây hại cho cây và tạo độ tơi xốp cho đất, giúp cây có thể phát triển tốt hơn.

Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây khổ qua (Mướp đắng)

  • Khổ qua thích hợp nhất là trồng trên đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng như: Đất thịt nhẹ, đất phù sa,...
  • Đất không bị ô nhiễm các loại kim loại nặng và có độ pH từ 5,5 - 6,7.
  • Đối với khu vực trồng khổ qua, cần có nguồn nước tưới tốt và sạch để hạn chế các tác nhân gây hại cho cây [1].

Xử lý, cải tạo đất trước gieo trồng khổ qua (Mướp đắng)

Trước khi gieo trồng, chúng ta cần xử lý và cải tạo đất nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhiễm và gây tổn thương cho cây trồng của các tác nhân gây hại (nấm, khuẩn,...) [2].

  • Bước 1: Bón vôi

Tiến hành thu gom tàn dư thực vật của mùa vụ trước rồi tiêu hủy. Sau đó cày xới đất từ 15 - 20cm, bón vôi và phơi ải từ 7 - 10 ngày.

  • Bước 2: Bón lót
Bón lót cho khổ qua
Bón lót cho khổ qua

Sau khi phơi ải, tiến hành bón lót bằng phân lân kết hợp với các loại phân ủ hoai, phân xanh hoặc phân trùn quế.

  • Bước 3: Xử lý diệt trừ nấm bệnh tồn dư trong đất
Xử lý đất bằng Trichoderma
Xử lý đất bằng Trichoderma

Sau khi phơi ải, chúng ta sử dụng BS07 - Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh có trong đất. Đồng thời, sản phẩm còn tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong đất giúp phân giải các chất hữu cơ khó tan để cây dễ hấp thu.

Cách 1: Pha 1kg BS07 - Trichoderma với 200 - 400l nước, tưới đều và đẫm lên đất trồng.

Cách 2: Trộn chung với phân bón lót rồi rải đều theo luống.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Kỹ sư Vương Đình Thiện (2018), "Kiến thức mới trong mô hình trồng khổ qua (Mướp đắng) theo chuẩn VietGAP), Bạn Của Nhà Nông.

[2] Hạt giống Phú Nông (2021), "Chuẩn bị, xử lý đất trước khi gieo trồng (xới đất, làm cỏ, rải vôi, trộn phân, lên luống,...)".