Chăm sóc, bón phân thời kỳ phát triển thân, lá của cây khoai lang

Kích thước chữ

Ở thời kỳ này thân lá phát triển rất nhanh. Đồng thời, trọng lượng củ cũng tăng nhanh dần nên chế độ dinh dưỡng và nước tưới rất quan trọng. Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém gây ảnh hưởng đến năng suất sau này của vườn [1],[2].

Chăm sóc khoai lang thời kỳ sinh trưởng thân, lá

Tưới nước

  • Cây khoai lang ở giai đoạn này cần rất nhiều nước để phát triển thân, lá.
  • Cần đảm bảo độ ẩm đất từ 70 - 80% để cây có thể tăng sinh khối mà vẫn giữ được độ thoáng khí cho đất [3].

Nhấc dây

  • Khi gặp điều kiện thuận lợi, rễ con phát triển nhiều làm phân tán chất dinh dưỡng trong cây khiến cây không thể tập trung nuôi củ. Vì vậy, bà con cần phải thực hiện động tác nhấc dây để hạn chế sự phát triển của rễ con.

Lưu ý: Cần nhấc dây đúng kỹ thuật, không làm lật hay dập dây khoai lang [1],[2].

Tỉa nhánh

Tỉa nhánh khoai lang
Tỉa nhánh để giữ độ thông thoáng cho vườn khoai lang
  • Sau khi lá khoai lang phủ hết luống cần tiến hành cắt tỉa để giữ độ thông thoáng cho cây.
  • Cần cắt rải đều cả luống, cắt xa gốc từ 15 - 20cm để cây còn có khả năng ra nhánh tiếp, trung bình khoảng 15 - 20 ngày cắt 1 lần.
  • Có thể tận dụng các nhánh được cắt để làm thức ăn cho gia súc [2].

Kiểm soát sâu và bệnh hại thời kỳ sinh trưởng thân, lá của cây khoai lang

Sâu hại

  • Giai đoạn này cây thường bị miểng kiếng, sâu cuốn lá,... tấn công. Nếu không ngăn chặn kịp lúc có thể khiến vườn bị tàn phá nặng nề và gây ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân.
  • Cần sử dụng BS25 - Incest để phòng ngừa và kiểm soát sâu hại kịp lúc, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thân, lá, làm giảm năng suất của cây khoai lang.

Bệnh hại

  • Ở thời kỳ này cây thường bị các bệnh như: Ghẻ khoai lang, héo rũ,... Nếu không kiểm soát kịp thời, đúng lúc sẽ khiến cây trở nên còi cọc, biến dạng.
  • Bà con cần sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa và kiểm soát nhanh chóng bệnh hại, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bón phân cho khoai lang thời kỳ phát triển thân, lá

Phân bón hóa học

Giai đoạn này chủ yếu chỉ bón đạm và kali để cây có thể tăng sinh khối nhanh và thúc đẩy quá trình phát triển của củ.

  • Tỷ lệ phân bón (1 ha)

Bón thúc lần 2 (45 - 60 ngày sau trồng): 20 - 40kg Nitơ + 30 - 35kg Kali [1].

Phân bón hữu cơ, vi sinh

  • Bón gốc

- Sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường kết hợp với BS21- Humic Bio để cải tạo đất, giúp cây khỏe mạnh và phát triển thân, lá nhanh chóng..

  • Bón lá

Phân bón dinh dưỡng cho khoai lang
Phân bón lá giúp cây phát triển nhanh, lá xanh bóng

- Sử dụng các loại phân bón lá có chứa các khoáng đa, trung, vi lượng như BS14 - Amino để bổ sung dinh dưỡng và acid amino trực tiếp, giúp cây phát triển nhanh, lá xanh bóng,...

 

Tài liệu tham khảo

[1] TS. Nguyễn Viết Hưng và ctv. (2010), Giáo trình Cây khoai lang, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trang 39 -42, 87 -90.

[2] TS. Phạm Thị Hậu và ctv. (2011), Giáo trình sơ cấp nghề Nghề trồng khoai lang, sắn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 25 -26, 13 -19.

[3] NhaBeAgri, "Nhu cầu nước qua từng giai đoạn của cây khoai lang".