Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho khoai tây giai đoạn hình thành tia củ

Kích thước chữ

Đây là giai đoạn phát triển khá dài, cây tập trung dinh dưỡng để phát triển và dự trữ vào củ, cho nên, chúng ta phải chăm sóc cây tốt vào giai đoạn này để quá trình tạo củ được diễn ra thuận lợi.

Chăm sóc khoai tây giai đoạn hình thành tia củ

  • Sau khi mọc được khoảng 15 - 20 ngày cây khoai tây sẽ hình thành tia củ rất sớm.
  • Tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc cũng như thời vụ trồng mà thời kỳ phát triển tia củ có thể ngắn hoặc dài, thường kéo dài khoảng 40 - 50 ngày, có thể dài hơn tùy vào điều kiện thời tiết.
  • Nhiệt độ thích hợp: 17 - 20oC, độ ẩm thích hợp: 70 - 80%. Cũng cần tiến hành che phủ cho đất bằng rơm rạ, vải bạt để giữ độ ẩm và tăng nhiệt độ.
  • Đất phải tơi xốp, thoáng, sạch sẽ, giai đoạn này cỏ dại mọc lên nhiều và sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với khoai tây, bà con lưu ý xới xáo, lấp cao luống kết hợp làm cỏ, làm sạch vệ sinh cho vườn.
  • Cũng có 2 phương pháp tưới nước ở giai đoạn này là tưới gánh và tưới rãnh.

Cách 1: Tưới gánh

Vẫn duy trì nhịp độ tưới 1 tuần 1 - 2 lần nếu thời tiết khô ráo, thoáng mát, nếu nắng nóng kéo dài tưới 2 - 3 lần / tuần, nếu trời mưa có thể không tưới và tiến hành che phủ [1].

Cách 2: Tưới rãnh

Kỹ thuật tưới rãnh cho cây khoai tây
Hình thức tưới rãnh trên cây khoai tây

Ở giai đoạn này có 2 lần tưới rãnh

- Tưới lần 2: Cách lần tưới rãnh thứ 1 từ 2 đến 3 tuần, tưới ngập 2/3 luống đối với đất cát pha và 1/2 luống đối với đất thịt nhẹ [1].

- Tưới lần 3: Lần 3 được tiến hành tưới sau khi tưới lần 2 được 15 - 20 ngày. Lần tưới rãnh này cũng là lần tưới cuối. Không cần tưới thêm vào thời kỳ nuôi củ [3].

Kiểm soát sâu, bệnh hại cây khoai tây giai đoạn hình thành tia củ

Chuyên xử lý sâu - bệnh khoai tây giai đoạn hình thành tia củ
Chuyên xử lý sâu - bệnh khoai tây giai đoạn hình thành tia củ

Sâu hại

Sâu, côn trùng hại thời kỳ này tấn công mạnh vào lá cây như sâu khoang, rầy xanh, rầy mềm, v…v. Bà con cũng cần lưu ý cẩn thận và thăm đồng thường xuyên để phòng ngừa, xử lý sâu rầy hại khoai tây. Để an toàn tuyệt đối bà con sử dụng ngay sản phẩm BS25 - Insect với thành phần là các loại chế phẩm sinh học an toàn, vừa diệt trừ sâu, rầy gây hại, vừa an toàn với sức khỏe của người nông dân.

Bệnh hại

Bệnh hại ở thời kỳ này tác động mạnh vào thân, lá và rễ, phổ biến như bệnh héo vàng, héo xanh, tuyến trùng,... Bà con nông dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm sinh học BS02 - Tika giúp kiểm soát phòng ngừa nấm, khuẩn phổ rộng trên khoai tây. Đây là biện pháp đạt hiệu quả cao, sản phẩm này không gây độc hại, tồn dư thuốc BVTV và được dùng trong sản xuất lúa hữu cơ chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho xuất khẩu.

Kỹ thuật bón phân cho khoai tây giai đoạn hình thành tia củ

Ở giai đoạn này có 2 lần bón thúc, để giúp cây có nhiều dinh dưỡng hơn bà con nông dân cần kết hợp với bón phân qua lá.

Bón gốc

Khi cây đạt độ cao từ 15cm, chúng ta tiến hành bón thúc lần 1 và bón lần 2 cách lần 1 từ 15 đến 20 ngày [3],[5].

  • Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao 15 - 20 cm: 1/3 đạm, 1/3 kali.
  • Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15 - 20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali. 

Lưu ý: Bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây vì dễ làm cây chết.

Bón qua lá

Dinh dưỡng cần thiết cho cây khoai tây
Bón BS14 Amino để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho khoai tây

Để lá và thân phát triển mạnh trong giai đoạn này, bà con nông dân cần sử dụng BS14 - Amino. Sản phẩm cung cấp những loại kháng chất khác nhau cho cây khoai tây, giúp cây tăng trưởng tốt, nâng cao năng suất cho người nông dân, cây tập trung dinh dưỡng để kiến thiết cho giai đoạn quan trọng tiếp theo.

 

Tài liệu tham khảo

[1] University of Minnesota extension (2021). Growing potatoes in home gardens - How to keep your potato plants healthy and productive 

[2] Thương hiệu vùng miền. Cách tưới nước chuẩn nhất cho khoai tây vụ đông

[3] Sở nông nghiệp Cao Bằng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây

[4] Gia đình tiến nông. Hướng dẫn trồng và bón phân cho khoai tây

[5] Báo Nam Định. Cách trồng và bón phân cho khoai tây

[6] Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Kinh nghiệm dùng phân bón ở vùng khoai tây lớn