Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho khoai tây giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Giai đoạn cây con luôn luôn là rất quan trọng đối với tất cả mọi loại cây trồng, khi thân và lá còn yếu, dễ bị đổ gãy cũng như tấn công bởi sâu bệnh, bà con nông dân cần nắm kỹ cách chăm sóc khoai tây ở giai đoạn này.

Chăm sóc khoai tây giai đoạn cây con

Dùng bạt đen phủ kín luống trồng khoai tây
Dùng bạt đen phủ kín luống trồng khoai tây
  • Thời kỳ cây con kéo dài 15 ngày sau gieo, đây là giai đoạn phát triển quan trọng cần bà con nông dân cần hết sức chú ý giai đoạn này.
  • Khoai tây thời kỳ này cần nhiệt độ ấm áp (22 - 30°C), nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến cây khó mọc mầm. Cho nên gặp điều kiện thời tiết lạnh giá thì tiến hành che phủ bằng bạt đen, rơm rạ.
  • Độ ẩm đất 80 - 85% cũng được cho là phù hợp để khoai tây phát triển tốt. Việc che phủ cũng giúp cây khoai tây giữ nước trong đất tốt hơn và tạo độ ẩm phù hợp. Ngoài ra khi bị ngập úng cần tiến hành xử lý ngay lập tức không cây sẽ chết rất nhanh.
  • Có 2 phương pháp tưới cơ bản cho khoai tây

Cách 1: Tưới gánh [1]

  • Cây khoai tây cần được bổ sung nước đầy đủ, tuy nhiên không được thừa quá nhiều nước, sẽ làm củ thối rất nhanh, chỉ vừa đủ ướt bề mặt đất. 
  • Nhịp độ tưới 1 - 2 lần/ tuần vào sáng sớm, hôm nào trời mưa thì không cần tưới mà phải tiến hành kết hợp che đậy nếu mưa quá dày đặc, hôm nào trời nắng nóng kéo dài thì có thể tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
  • Đây là cách tưới thủ công, cho nên rất tốn sức của người nông dân, tuy nhiên, cách tưới này hạn chế được dịch bệnh lây lan nhanh so với tưới rãnh.

Lưu ý: Không tưới thẳng vào gốc cây hoặc lỗ gieo củ giống, chỉ tưới ướt bề mặt xung quanh.

Cách 2: Tưới rãnh [2]

  • Ở đầu giai đoạn cây con chúng ta tiến hành tưới rãnh lần 1 (2 - 3 ngày sau gieo).
  • Mỗi lần chỉ cho nước vào 3 - 4 rãnh, tưới ngập 1/2 rãnh được cho là đủ. Khi đủ nước thì cho tiếp vào 3 - 4 rãnh khác, lấp đầy rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới để nước thêm đều vào luống.
  • Khi nước đã thấm đều và rãnh thì tiến hành tháo kiệt, tránh cho việc nước đọng lại ở trong rãnh thời gian dài sẽ làm phát sinh và lây lan các loại bệnh khác nhau.
  • Đất cát pha cho ngập 1/2 luống, đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống, cho nước vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn.

Lưu ý: Đây là cách tưới nhanh và thuận tiện hơn tưới gánh, tuy nhiên, nếu có mầm bệnh phát triển trong nhà vườn, đặc biệt là bệnh héo xanh thì phải dừng tưới rãnh ngay lập tức.

Kiểm soát sâu, bệnh hại trên khoai tây giai đoạn cây con

Chuyên xử lý sâu - bệnh khoai tây giai đoạn cây con
Chuyên xử lý sâu - bệnh khoai tây giai đoạn cây con

Sâu hại

Khoai tây thời kỳ đầu còn rất yếu, lá non mềm và phù hợp với nhiều loại sâu, bà con nên thăm đồng thường xuyên để phòng tránh những loại sâu hại như ruồi đục lá, rầy xanh… Hiện nay biện pháp được cho là an toàn và hiệu quả nhất là sử dụng BS25 - Insect có chứa Metarhizium spp., Beauveria spp., để quản lý phòng các loại sâu, rầy, không để sâu rầy bùng phát trên diện rộng, mang lại hiệu quả cao cho bà con.

Bệnh hại

Ở giai đoạn này khoai tây hay bị các bệnh như lở cổ rễ, sương mai,... Bà con phải sử dụng ngay sản phẩm BS02 - Tika giúp kiểm soát phòng ngừa nấm, khuẩn phổ rộng trên khoai tây. Đây là biện pháp đạt hiệu quả cao, sản phẩm này không gây độc hại, tồn dư thuốc BVTV và được dùng trong sản xuất lúa hữu cơ chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho xuất khẩu.

Kỹ thuật bón phân cho khoai tây giai đoạn cây con

Ơ giai đoạn trước khi gieo trồng chúng ta tiến hành bón lót và sau khi cây nảy mầm thì tiến hành bón bằng phân bón lá.

Bón gốc

  • Tổng 1 vụ mùa thì chúng ta bón 15 - 20 tấn/ha phân chuồng ủ hoại mục và từ 250 - 300kg đạm/ha, 350 - 400 kg lân/ha, 150 - 200kg phân kali/ha [3].
  • Ở giai đoạn trước khi gieo củ giống, tiến hành bón lót cho cây giống như sau: Rải toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 2/3 kali lên trên mặt luống [3].

- Đối với khoai tây trồng 1 hàng thì rải đều sang 2 bên luống.

- Đối với khoai tây trồng 2 hàng thì vừa rải 2 bên luống vừa rải vào giữa luống.

Lưu ý: Phải là phân chuồng ủ hoai mục chứ không được dùng phân tươi, sẽ đưa mầm bệnh hại trực tiếp ảnh hưởng đến củ khoai tây. Không cho phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ, tốt nhất là bón lót khoảng 2 3 ngày trước khi gieo.

Bón qua lá

Dinh dưỡng cao cấp cho cây khoai tây
Dinh dưỡng cao cấp cho cây khoai tây giai đoạn cây con

Giai đoạn cây con cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt các chất vi lượng để cây trở nên cứng cáp hơn. Bà con hãy sử dụng BS14 - Amino giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Sản phẩm bổ sung thành phần là các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, magie, các loại amino acid, các loại vi sinh vật có ích, qua đó hỗ trợ cây trồng hấp thu nhanh, ra rễ mạnh, bóng lá. Ngoài ra sản phẩm còn đưa lại sự yên tâm cho bà con nông dân khi sử dụng bởi tính chất an toàn, thân thiện với môi trường của sản phẩm.

 

Tài liệu tham khảo

[1] University of Minnesota extension (2021). Growing potatoes in home gardens - How to keep your potato plants healthy and productive 

[2] Thương hiệu vùng miền. Cách tưới nước chuẩn nhất cho khoai tây vụ đông

[3] Sở nông nghiệp Cao Bằng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây

[4] Gia đình tiến nông. Hướng dẫn trồng và bón phân cho khoai tây

[5] Báo Nam Định. Cách trồng và bón phân cho khoai tây

[6] Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Kinh nghiệm dùng phân bón ở vùng khoai tây lớn