Kỹ thuật gieo trồng khoai tây

Kích thước chữ

Khoai tây trồng bằng cách gieo củ giống, nên việc đào hố, lên luống đặc thù so với nhiều loại cây ngắn ngày khác. Để có được vụ mùa bội thu, năng suất củ cao, bà con nông dân cần nắm kỹ các kỹ thuật giao trồng sau.

Kỹ thuật lên luống, đào hố

Lên luống bằng máy nông nghiệp hiện đại
Lên luống trồng khoai tây bằng máy nông nghiệp hiện đại
  • Vệ sinh dụng cụ

- Để lên luống cho cây khoai tây, dụng cụ phải được rửa sạch với nước vôi trong hoặc cồn để loại bỏ nấm bệnh cũng như các loại vi khuẩn gây hại.

- Đối với lên luống bằng các loại máy lên luống chuyên dụng, cần phải vệ sinh cho lưỡi dao của máy bằng nước vôi trong hoặc cồn sát khuẩn.

  • Khoảng cách, kích thước luống

- Cách 1: Trồng khoai tây 1 hàng  [1]. 

Mỗi luống chỉ có 1 hàng khoai tây duy nhất, làm luống cao 20 đến 25cm, rộng 60 đến 70cm.

- Cách 2: Trồng khoai tây 2 hàng 

Mỗi luống có 2 hàng khoai tây song song với nhau), làm luống cao 20 đến 25 cm, nhưng rộng hơn từ 120 đến 140 cm.

- Sau khi lên xong luống đầu tiên, đo khoảng cách để làm luống thứ 2, khoảng cách giữa 2 luống với nhau từ 30 đến 40 cm.

  • Điều kiện của rãnh và bề mặt luống [1].

- Lên luống kết hợp với đào rãnh, rãnh trồng khoai tây phải đảm bảo việc thoát nước tốt, đào rãnh sâu từ 15 đến 20 cm.

- Trước khi gieo trồng thì dùng bồ cào để làm phẳng bề mặt luống cũng như làm nhỏ những hạt đất, làm cho đất tơi xốp thì mầm khoai tây sẽ dễ vươn lên khỏi mặt đất hơn, hạn chế dẫm lên luống làm cho đất bị nén chặt cũng như làm ảnh hưởng đến khoai. 

Kỹ thuật xuống giống

Kỹ thuật xuống giống
Kỹ thuật xuống giống

Trồng khoai tây có 2 phương pháp trồng là trồng nguyên củ và trồng bổ củ, nhưng chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến phương pháp trồng bổ củ, vì phương pháp này được cho là hiệu quả hơn.

Sau đây là các bước trồng khoai tây vào đất.

  • Bước 1: Xử lý củ giống
Kỹ thuật xử lý củ giống
Kỹ thuật xử lý củ giống

- Phương pháp gieo bổ củ phù hợp với những củ lớn hơn 50gr [1],[2].

- Mài dao thật sắc và sát khuẩn với cồn hoặc nước vôi trong, sau đó làm khô dao trước khi cắt.

- Dùng dao để bổ dọc đều củ giống, tránh dùng dao cùn làm cho đường cắt không được đẹp, làm dập các tế bào, tạo nên môi trường tốt cho vi khuẩn và nấm gây bệnh sinh sống.

- Trước khi mang củ giống sau khi bổ đi gieo, cần phủ đầy mặt cắt của 2 nửa củ bằng xi măng hoặc tro bếp rồi, lưu ý chỉ cần phủ 1 lớp mỏng, sau đó để ở nơi khô thoáng 24h cho phần xi măng hoặc tro bếp rắn chắc lại rồi mới mang đi trồng, điều này sẽ bảo vệ bề mặt cắt của củ giống, khi gieo xuống chúng ta sẽ hạn chế được việc nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập 1 cách đáng kể [1],[2].

Phủ xi măng lên mặt cắt của củ giống
Phủ xi măng lên mặt cắt của củ giống
  • Bước 2: Đào rãnh

- Sau khi lên luống đầy đủ xong thì tiến hành gieo trồng khoai tây bằng cách đào rãnh nhỏ ở trên luống, rãnh được đào với độ sâu từ 10 đến 15cm, chiều rộng đủ để chứa được củ giống khoai tây, rãnh phải thẳng và đi song song với luống. 

- Đối với trồng cây khoai tây 2 hàng thì chúng ta đào 2 rãnh giống như rãnh đơn, 2 rãnh này cách nhau từ 50 đến 60cm [1],[4].

- Sau khi đặt củ giống khoai tây vào rãnh thì tiến hành lấp đất lại. Lấp đất cao 10cm và không được nén chặt đất cũng như dẫm đạp lên luống [1],[4].

  • Bước 3: Vùi củ giống khoai tây vào hố
Vùi củ giống khoai tây vào rãnh
Đặt củ giống khoai tây vào rãnh

- Chúng ta đặt làm sao cho hướng mọc của mầm cây hướng lên trên và để ý không được làm ảnh hưởng đến mặt cắt của củ.

Lưu ý: Không được để củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân, phân hữu cơ sẽ mang đến cho cây lượng mùn cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp mới gieo trồng, củ giống cực kỳ nhạy cảm với các chất khác nhau, cho nên tránh tiếp xúc trực tiếp củ giống với phân khi gieo trồng. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở nông nghiệp Cao Bằng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây 

[2] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật trồng khoai tây thương phẩm 

[3] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật sản xuất khoai tây giống 

[4] Khuyến nông Hà Nội (2021). Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông