Kỹ thuật xử lý đất trồng khoai tây

Kích thước chữ

Đối với cây khoai tây, cải tạo đất trồng trước khi vào vụ mới là rất quan trọng, bởi vì nếu không cải tạo đất, khoai tây chắc chắn sẽ bị nhiễm các loại bệnh khác nhau, khiến cây rất dễ chết.

Điều kiện tính chất đất phù hợp với khoai tây

Đất tơi xốp có thành phần cơ giới nhẹ
Đất tơi xốp phù hợp trồng khoai tây
  • Mỗi loại cây trồng khác nhau phù hợp với từng loại đất riêng, vậy nên, việc hiểu biết về điều kiện đất trồng của mỗi loại cây là vô cùng quan trọng.
  • Khoai tây là cây chống chịu kém, dễ ngập úng, cũng như dễ bị héo. Cây có thể chết trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào nếu phải đối mặt với 1 điều kiện bất lợi từ đất.
  • Chọn 1 vùng đất rộng, không yêu cầu cao về diện tích, nhưng yêu cầu phải thoáng mát và trồng vào mùa ít mưa cũng như nắng gắt.
  • Khoai tây phù hợp với đất thoát nước và giữ ẩm tốt, có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông.
  • Đất pH từ 6 - 6,5 được cho là phù hợp nhất đối với khoai tây [1],[2].

Xử lý cải tạo đất trước gieo trồng

Việc xử lý, cải tạo đất trước khi đi vào vụ mới sẽ giảm tới hơn 60 - 80% khả năng gây bệnh từ nấm bệnh, vi khuẩn trong đất, giúp bà con nông dân giảm bớt sức lao động trong quá trình chăm sóc cây.

Sau đây là các bước xử lý cải tạo đất trước khi gieo trồng.

Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng

Xử lý cỏ dại bằng biện pháp thủ công
Xử lý cỏ dại
  • Trước khi tiến hành gieo trồng bất kỳ loại cây nào cũng cần phải vệ sinh đồng ruộng thật cẩn thận.
  • Rác thải hữu cơ, rác thải nhựa..v..v là những yếu tố cản trở quá trình phát triển của rễ, cần phải tiến hành loại bỏ ra khỏi ruộng.
  • Trước khi vào vụ mùa mới, cỏ dại mọc rất nhiều, chúng ta nên chủ động xử lý cỏ dại trước khi gieo trồng nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất khoai tây.

Bước 2: Cày sâu, bừa kĩ

Cày đều toàn bộ bề mặt ruộng
Cày đều toàn bộ bề mặt ruộng
  • Dùng cày thủ công hoặc các loại máy cày nông nghiệp để cày đều toàn bộ bề mặt ruộng.
  • Cày sâu, bừa kĩ không những giúp chúng ta loại bỏ được những vật cản nằm sâu trong đất, mà còn làm đất thoáng khí, loại bỏ được nấm khuẩn gây bệnh.

Bước 3: Bón phân bón lót

ủ phân chuồng bón cây
Phân chuồng ủ được đưa vào bón lót
  • Sau khi xử lý đất bằng vôi từ 10 đến 15 ngày thì có thể tiến hành bón lót cho đất trồng khoai tây bằng phân chuồng ủ hoai mục, ta bón từ 15 - 20 tấn/ha [2],[3],[4].

Lưu ý: Tuyệt đối không được bón phân chuồng tươi cho đất trồng khoai tây, vì khoai tây là cây nhạy cảm với bệnh hại, phân chuồng tươi thì lại chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể trực tiếp xâm nhập vào cây khoai tây.

Bước 4: Xử lý gốc rạ (Khi khoai tây trồng xen canh với lúa nước)

Xử lý gốc rạ bằng sản phẩm BS13
Xử lý gốc rạ bằng sản phẩm BS13
  • Đối với bà con nông dân trồng xen canh khoai tây giữa các vụ lúa nước, thì việc xử lý rơm rạ sau mỗi vụ để tiến hành trồng khoai tây là khá khó khăn.
  • Dùng BS13 - Xử lý gốc rạ để phân hủy gốc rạ tại ruộng. Sản phẩm có thành phần là các vi sinh vật yếm khí như Trichoderma spp., Saccharomyces cerevisiae, Actinomyces spp. giúp xử lý phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa thành dinh dưỡng cho cây, đồng thời giúp giảm ngộ độc hữu cơ do rơm rạ gây nên, cải tạo đồng ruộng màu mỡ, mềm đất, giảm 20 - 30% lượng phân bón khác, gia tăng hiệu quả giảm chi phí phân bón và thuốc BVTV.
  • Vì thành phần chỉ là các vi sinh vật có lợi cho cây trồng, nên sản phẩm an toàn tuyệt đối với người nông dân, với động vật và không gây ô nhiễm môi trường.
  • Liều lượng: Chúng ta bón 250g/1000m2 
  • Chúng ta có thể dùng trực tiếp sản phẩm vào đất trong quá trình làm đất hoặc trộn chung với phân bón để bón lót.

Bước 5: Xử lý nấm bệnh trong đất

  • Biện pháp thủ công
Bón vôi cho đất trồng khoai tây
Bón vôi cho đất trồng khoai tây

- Việc cày sâu, bừa kĩ hay thậm chí là phơi ải cũng được coi là biện pháp để loại bỏ các mầm bệnh cây khoai tây nằm dưới lớp đất.

- Ngoài ra, bà con nông dân cũng có thể bón vôi để phòng ngừa nấm bệnh, hạn chế đất bị chua. 

Lưu ý: Nếu quá lạm dụng việc bón vôi sẽ làm cho đất có pH cao, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

  • Biện pháp sinh học an toàn
Xử lý đất bằng BS07 - Trichoderma
Xử lý nấm đất bằng BS07 - Trichoderma

- Bà con nông dân cần sử dụng sản phẩm BS07 - Trichoderma (phân hủy nhanh - đối kháng mạnh). Sản phẩm có công dụng ủ phân chuồng, diệt các mầm bệnh có trong đất, hạn chế các nấm bệnh phát triển, phòng ngừa các bệnh về vàng lá thối rễ, tuyến trùng do nấm PhytophthoraFusarium gây nên.

- Sản phẩm có thành phần là các loại nấm, khuẩn có ích như Trichoderma spp., Bacillus spp., Saccharomyces cerevisiae cho nên rất an toàn với sức khỏe con người, động vật và không gây ô nhiễm môi trường.

- Liều lượng: Pha 1kg/200 - 400 lít nước.

- Cách dùng: Tưới đều và đẫm trên đất trồng. Có thể bón cùng lúc phân bón lót để tiết kiệm thời gian xử lý đất.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Thị Liên (2016), Một số lưu ý trồng khoai tây đông, VietGap.

[2] Sở nông nghiệp Cao Bằng, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây.

[3] Thế giới máy nông nghiệp (2020), Nắm vững kỹ thuật trồng khoai tây cho vụ mùa bội thu.

[4] Fao.Org (2021), Kỹ thuật trồng khoai hiệu quả cho củ to đẹp chất lượng tốt.