Mãng cầu na nói riêng và các loại trái cây nói chung, nếu quá trình bảo quản không hợp lý sẽ gây ra hiện tượng hư hỏng, hao hụt. Việc canh tác mãng cầu na có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay không phụ thuộc trực tiếp vào quá trình bảo quản sau thu hoạch.
Mãng cầu na sau khi thu hoạch về thì tiến hành loại phân loại. Có thể phân loại mãng cầu na theo hai cách phổ biến như sau:
Mã kích cỡ |
Khối lượng |
Loại quả |
Loại I |
3 quả/ kg |
Đặc biệt |
Loại II |
4 - 5 quả/ kg |
Quả to |
Loại III |
6 - 7 quả/ kg |
Quả nhỏ |
Loại IV |
8 quả/ kg |
Quá nhỏ |
Nguồn: Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Mã kích cỡ |
Đường kính quả (mm) |
Loại quả |
Loại I |
> 200 |
Đặc biệt |
Loại II |
170 - 200 |
Quả to |
Loại III |
150 - 170 |
Quả nhỏ |
Loại IV |
100 - 150 |
Quá nhỏ |
Nguồn: Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bảo quản quả
Có rất nhiều cách bảo quản quả mãng cầu na, tuy nhiên phương pháp phổ biến, được đa số người nông dân sử dụng nhất là đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Quả sau khi thu hoạch về sẽ được bọc giấy hoặc túi chuyên dụng sau đó xếp ngay ngắn vào thùng và lưu trữ ở nhiệt độ từ 15 - 200C, độ ẩm không khí 85 - 90% [1].
Ngoài cách bảo quản truyền thống, hiện nay quả na còn có thể được bảo quản bằng cách sử dụng dung dịch Chitosan [2]:
Các bước bảo quản na bằng dung dịch Chitosan
Lưu ý: Không để quả tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc những nơi có gió lùa vào, tránh hiện tượng vỏ quả bị thâm đen.
Tài liệu tham khảo
[1] Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016. Giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản mãng cầu, trang 30 - 31.
[2] Trung tâm thông tin và thống kê KH & CN, 2020. Quy trình bảo quản mãng cầu dai bằng phương pháp xử lý chitosan kết hợp Zeolite/Cu2+, 2022.