Kích thước chữ
Để có được một vườn mít khỏe mạnh, cho năng suất cao và ít bị sâu bệnh, bà con cần gieo trồng đúng kỹ thuật. Một số kỹ thuật quan trọng mà bà con cần đặc biệt quan tâm đó là: Kỹ thuật đào hố, bón lót cho hố và kỹ thuật trồng cây.
Kích thước hố
Lưu ý: Ở nơi đất bằng phẳng, bà con cần phải xẻ mương từ 30 - 40cm (tùy mực thủy cấp từng địa phương) để chống ngập úng cho cây vào mùa mưa.
Khoảng cách và mật độ trồng mít
- Mật độ: 300 cây/ha.
- Khoảng cách: 5m x 6m (cây cách cây: 5m và hàng cách hàng: 6m).
- Mật độ: 210 cây/ha
- Khoảng cách: 6m x 7m (cây cách cây: 6m và hàng cách hàng: 7m).
Sản phẩm |
Liều lượng (kg/hố) |
Phân chuồng hoai mục (đã xử lý Trichoderma) |
10 - 20 |
Phân lân |
0,5 |
Vôi bột |
0,5 - 1 |
Lưu ý: Thời gian bón lót là từ 10 - 15 ngày trước khi trồng để các hợp chất khó phân hủy có đủ thời gian hòa tan, giúp cho rễ cây dễ dàng hấp thu hơn.
Cây mít có thể trồng được quanh năm miễn là có thể chủ động được nguồn nước tưới. Tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất để trồng mít là đầu mùa mưa (tháng 5 - tháng 7 dương lịch). Bà con có thể tiến hành trồng cây ra vườn theo các bước như sau [1],[2]:
Lưu ý: Khi trồng, cổ rễ cần cao hơn mặt đất xung quanh 5 - 7cm để sau khi tưới, đất lún xuống vừa với rễ cây. Ngoài ra, trồng cây cần nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm vỡ bầu. Nếu cây cao hoặc ốm yếu, có thể dùng cọc cắm để cố định giúp cây không bị đổ ngã.
Tài liệu tham khảo
[1] Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), "Kỹ thuật trồng Mít"
[2] Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao Bến Tre, "Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít".
[3] web thegioicaygiong.com, " Cách bón phân cho cây mít Thái hiệu quả ".