Chăm sóc và bón phân cây mít từ 1 đến 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Ở giai đoạn từ 1 đến 3 năm tuổi, bà con cần tỉa cành, tạo tán và có chế độ bón phân, chăm sóc để cây có thể phát triển. Đồng thời, còn cần làm cỏ kết hợp với tủ gốc để giữ ẩm cho đất và hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh gây hại cho cây mít.

Kỹ thuật chăm sóc cây mít từ 1 đến 3 năm tuổi

Tưới nước

  • Đối với cây mít, giai đoạn từ 1 - 2 năm đầu lượng nước cần thiết cho cây dao động từ 10 - 20m3/ha (tương đương với 10 - 30 lít/cây/ngày).
  • Tuy nhiên, nhu cầu nước tưới cần dựa vào điều kiện đất đai, thời tiết,...để có thể quyết định lượng nước mà cây cần [4].
  • Đối với cây mít từ năm thứ 2 trở đi, chỉ tưới nước vào những tháng quá khô hạn hoặc giai đoạn vừa mới bón phân xong.

Lưu ý: Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, cần phải kiểm tra kênh mương và có kế hoạch chống úng cho vườn [1].

Làm cỏ

Làm cỏ cho vườn mít
Làm cỏ cho vườn mít
  • Dùng cuốc, cào để làm sạch cỏ xung quanh gốc và vùng đất dưới tán cây.
  • Làm cỏ ở giai đoạn này giúp vườn được thông thoáng, hạn chế nấm bệnh, tránh côn trùng lây lan thành dịch và gây hại cho cây trồng.
  • Đồng thời, kết hợp tủ gốc giúp làm giảm sự bốc thoát hơi nước và giúp gốc cây tránh khỏi sự tác động của mưa [2].

Tỉa cành, tạo tán

Tỉa cành tạo tán cho mít
Tỉa cành tạo tán cho cây mít

Tỉa cành, tạo tán giúp cho cây phát triển cân đối, giúp các cành cấp 1 phân bố đều nhau. Đồng thời, loại bỏ các cành sâu bệnh, già cỗi, cành tược và cành mọc không đúng hướng.

Bà con có thể tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1m, việc tỉa cành được thực hiện như sau [2]:

  • Cắt bỏ cành sát mặt đất và cành mọc song song với thân chính.
  • Giữ lại các cành cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên (cành trên vết ghép), cành trên cách cành dưới khoảng 40 - 50cm, tạo thành tầng.
  • Mỗi tầng để không quá 5 cành cấp 1, phân bố đều ra các hướng để làm khung cho tầng số 2.

Tỉa trái

Do cây có nhiều trái, nếu không tỉa bớt sẽ làm ảnh hưởng đến cây như: Gãy cành, sâu bệnh,... Vì vậy, việc tỉa bỏ trái là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển theo từng giai đoạn của cây [2],[5].

  • Năm thứ 2: Chỉ để lại 1 - 2 trái/cây/đợt.
  • Năm thứ 3: Để lại 3 - 4 trái/cây/đợt..

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây mít từ 1 đến 3 năm tuổi

Sâu hại

  • Cây mít thường bị sâu đục thân, sâu đục trái, rầy, rệp,... tấn công vào thời kỳ này. Nếu dịch hại không được kiểm soát kịp thời, đúng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến đến sức sống của cây và quá trình ra hoa, đậu quả.
  • Bà con có thể tham khảo, sử dụng chế phẩm BS25 - Insect để kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại. Sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Bệnh hại

  • Ở thời kỳ kiến thiết, cây mít thường bị nhiễm các bệnh như: Nứt thân chảy nhựa, xơ đen,... Bà con có thể sử dụng BS01- Chaetomium để phòng ngừa và diệt trừ nấm bệnh cho cây. Đồng thời, sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Thuốc trừ bệnh nấm khuẩn hại mít
Thuốc phòng trừ bệnh nấm khuẩn trên mít

Kỹ thuật bón phân cho cây mít từ 1 đến 3 năm tuổi

Phân bón hóa học

Đối với cây mít giai đoạn từ 1 - 3 năm tuổi, cây cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bà con cần bổ sung đạm, lân, kali để cây sinh trưởng, tích trữ dinh dưỡng, ra hoa và đậu trái.

  • Liều lượng phân bón cho cây mít giai đoạn từ 1 - 3 tuổi [3]:

- Năm thứ 2: Bón phân NPK có tỷ lệ 2 : 2 : 2 theo liều lượng: 1 - 1,5kg/gốc (chia làm 4 lần/năm).

- Năm thứ 3: Bón phân NPK theo tỷ lệ 2 : 2 : 3 theo liều lượng: Tăng dần từ 2 -5 kg/gốc (chia làm 2 - 3 lần/năm).

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh trong thời kỳ kiến thiết giúp cây mít bổ sung đầy đủ, nhanh chóng các chất dinh dưỡng để cây nuôi thân, cành, lá, đồng thời tích trữ cho việc hình thành hoa, quả trong thời kỳ tiếp theo.

  • Bón gốc

Thời kỳ cây từ 1 - 3 năm tuổi, bà con có thể sử dụng BS21 - Humic vi sinh để bón cho cây mít. Sản phẩm chứa các vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, giúp xanh lá, khỏe cây, tăng khả năng tạo cành, tạo tán và phát triển bộ rễ.

  • Bón lá

Bón BS14 - Amino giúp cây bổ sung các khoáng đa, trung, vi lượng và các acid amin thủy phân, tạo điều kiện cho cây mít ở giai đoạn này có thể phát triển nhanh và tích lũy được nhiều dinh dưỡng cho quá trình phát triển tiếp theo.

Phân bón Amino cho mít
Phân bón lá hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho mít

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2012), "Kỹ thuật trồng Mít"

[2] Phan Đăng Danh (2020), " Kỹ thuật trồng Mít Thái Lan trong vườn nhà, vườn rừng ".

[3] Hội nông dân tỉnh Tây Ninh, " Kỹ thuật canh tác cây mít ".