Banner

Chăm sóc và bón phân cây mít giai đoạn khai thác

Kích thước chữ

Ở giai đoạn khai thác, lượng phân bón, nước tưới, thời điểm tỉa cành là những yếu tố quyết định sự ra hoa và năng suất của cây. Vì vậy, bà con cần có chế độ chăm sóc hợp lý để cây đạt năng suất cao và cho quả có phẩm chất tốt.

Kỹ thuật chăm sóc cây mít thời kỳ khai thác

Tưới nước

Lượng nước tưới cho cây mít thời kỳ khai thác dao động từ 30 - 50m3/ha/ngày (tương đương với 48 - 80 lít/cây/ngày.

Tuy nhiên, mít là một loại cây khó tính trong việc tưới nước. Do đó, bà con cần chủ động trong các vấn đề kỹ thuật tưới cho cây mít như [1]:

  • Tưới đúng thời điểm
  • Tưới đủ lượng cây cần
  • Đảm bảo độ ẩm xung quanh vùng rễ cây từ 60 - 70%
  • Tưới từ từ để đất kịp ngấm (tưới ồ ạt làm đất bị xói mòn và nén chặt lại).

Lưu ý: Nên kiểm tra hệ thống thoát nước trong vườn (mương, cống rãnh) để tránh tình trạng ngập úng cây.

Làm cỏ

  • Ở thời kỳ kinh doanh, bà con cần làm cỏ theo hình chiếu của tán cây kết hợp với tủ gốc và tưới nước đủ ẩm cho cây.
  • Giữ một lượng cỏ trong vườn để tránh đất bị xói mòn, làm đất thông thoáng vào mùa mưa, tạo điều kiện cho vi sinh vật và trùn đất phát triển, bảo vệ rễ cây trồng [2].

Lưu ý: Khi tủ nên chừa cách gốc khoảng 10cm để tránh các loại nấm bệnh tấn công gốc.

Tỉa cành, tạo tán

  • Đối với cây mít ở thời kỳ khai thác, chỉ cần tỉa cành, tạo tán cho cây mỗi năm 1 lần sau thu hoạch.
  • Bà con cần tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành mọc từ gốc ghép, cành mọc sát mặt đất hoặc cành mọc song song với trục thân chính [2].

Lưu ý: Khi cắt cần phải cắt sát thân chính và quét thuốc để tránh bị nấm bệnh xì mủ thân xâm nhập và gây hại cho cây.

Xử lý ra hoa

Xử lý ra hoa cây mít
Xử lý ra hoa cho cây mít

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây mít. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là: Bón phân, tỉa cành, chế độ nước tưới và phun tạo mầm cho cây [3].

  • Bón lân cho gốc

- Sau khi dọn cỏ thông thoáng, bà con cần tiến hành rải lân và kali cho gốc.

- Tùy theo kích thước của cây mà ta sẽ quyết định lượng phân sẽ rải khác nhau. Trung bình lượng phân rải cho một gốc khoảng 0,5kg

Lưu ý: Khi bón cần rải đều và cách xa khu vực tán khoảng 20 - 30cm.

  • Tỉa cành

- Tỉa cành đúng thời điểm, đúng cách sẽ giúp cây mít ra hoa nhiều và đồng loạt hơn. Khi tỉa cần tỉa các cành cách gốc 0,5 - 0,8m , cành tâm (nhỏ) hay cành vô hiệu (cành đực).

- Bà con nên bắt đầu tỉa cành từ 10 - 15 ngày sau khi rải lân. Vì nếu tỉa cành quá sớm thì cây sẽ tập trung xuất hiện những chồi vượt mà không ra hoa. Ngược lại, việc xử lý ra hoa sẽ không đạt.

Lưu ý: Sau khi tỉa cành, bà con cần phun thuốc để hạn chế nấm bệnh hại cây.

  • Xiết nước

- Sau khi tưới đủ nước để phân tan, bà con cần xiết nước để chuyển quá trình sinh trưởng của cây sang quá trình sinh sản.

- Bà con cần phải rút nước mương xuống khoảng 0,7 - 1m cách mặt liếp, để quá trình sinh sản diễn ra thuận lợi.

  • Phun tạo mầm

-  Phun tạo mầm lần 1: Sử dụng Lân + BS15 - Nuti phun phủ hết toàn cây. Lần phun này có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng của cây (chặn đọt).

- Phun tạo mầm lần 2: Sau 7 ngày phun tạo mầm lần 1, bà con có thể phun phân + các loại phân bón lá có hàm lượng kali cao để phun tạo mầm lần 2.

Lưu ý: Chỉ phun ở thân và cành chính (to).

- Phun tạo mầm lần 3: 7 ngày sau khi phun tạo mầm lần 2. Đối với những cây chưa ra hoa, bà con có thể phun tạo mầm như lần 2.

Lưu ý: Trong giai đoạn phun tạo mầm, bà con cần phải xiết nước cho đến khi cây mít ra nụ (cùi). Sau đó, bà con có thể bón phân NPK 20 - 20 - 15 để nuôi nụ và giúp tăng tỉ lệ đậu trái cho cây.

Tỉa trái

Tỉa trái cho cây mít
Tỉa trái cho cây
  • Bà con cần tỉa bỏ những trái méo mó, dị dạng, những trái bị chạm đất hay bị sâu bệnh để đảm bảo mật độ trái phù hợp với từng cây trồng.
  • Nên tuyển chọn những trái tốt, phát triển nhanh, cân đối, cuống to (ưu tiên chọn những trái trên thân) để có thể đạt được phẩm chất tốt nhất.
  • Đối với cây mít từ năm thứ 4 trở đi, có thể để từ 5 - 6 trái/cây/đợt và tăng dần lượng trái trên cây theo từng năm tuổi của cây [2].

Bao trái

Bao trái mít
Bao trái mít
  • Khi trái thụ phấn thành công, bà con có thể dùng túi bao trái chuyên dụng để bọc quả, giúp hạn chế sự phá hoại của các loài côn trùng gây hại như: Ruồi vàng đục trái, rầy, rệp,...[3].

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây mít thời kỳ khai thác

Sâu hại

  • Ở thời kỳ khai thác, cây mít thường bị các loại côn trùng gây hại như: Ruồi đục trái, sâu đục trái,...tấn công. Nếu không ngăn chặn và kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến năng suất vườn giảm.
  • Đồng thời, trái bị phá hoại có giá thị thương phẩm kém, gây tổn thất thu nhập cho bà con. Vì vậy, bà con cần sử dụng BS25 - Insect để tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho cây.

Bệnh hại

  • Thời kỳ này cây mít thường bị bệnh thối trái và xơ đen. Để có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh hại, bà con có thể sử dụng BS01 - Chaetomium của Bác Sĩ Cây Xanh.
  • Sản phẩm có tác dụng diệt trừ nấm bệnh trên cây trồng, kích thích cây hình thành tính kháng, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và thân thiện với môi trường.
Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh cho mít
Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh hại trên mít giai đoạn khai thác

Kỹ thuật bón phân cho cây mít thời kỳ khai thác

Phân bón hóa học

  • Ở thời kỳ này, bà con có thể tiến hành bón phân cho cây mít như sau [2],[4]:

- Năm thứ 4 - 6: Bón phân NPK có tỷ lệ 2 : 2 : 3 với liều lượng tăng dần từ 2 - 5kg/gốc (chia làm 2 - 3 lần/năm).

- Năm thứ 7 trở đi: Tăng lên 6kg/gốc (Chia làm 2 - 3 lần/năm).

Lưu ý: Nên bón phân sau 20 -30 ngày đậu trái. Ngoài ra, vào đầu mùa mưa nên kết hợp bón vôi từ 100 - 200g/gốc (bón vôi mùa mưa giúp xử lý mầm bệnh và làm giảm tính acid có trong nước mưa).

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bổ sung phân hữu cơ trong thời kỳ này sẽ giúp cho cây phát triển mạnh, khỏe mạnh và kéo dài được thời gian thu hoạch cho cây, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

  • Bón gốc

Sau mỗi đợt bón phân hóa học, bà con nên sử dụng thêm BS21 - Humic vi sinh để bón gốc cho cây. Sản phẩm chứa nhiều chủng vi sinh phân giải lân, cố định đạm và các thành phần nuôi dưỡng rễ giúp cây mít phát triển khỏe mạnh, ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu trái, trái to, chất lượng cao.

  • Bón lá

Phân bón kích thích ra hoa mít
Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, kích thích cây mít ra hoa, đậu trái

Bà con có thể sử dụng BS15 - Nuti để kích thích cây ra nhiều hoa. Sản phẩm chứa các vi lượng như Bo, Zn,...giúp kích thích cây sản sinh ra nhiều hoa và làm cho hoa nở đồng loạt. Đồng thời, BS15 - Nuti còn giúp cây hạn chế được sự rụng trái, cho trái to và nặng.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Khang Thịnh (2021), " Kỹ thuật tưới cây mít - Giải pháp tưới công nghệ cao Israel ".

[2] Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Long An (2016), " Kỹ thuật trồng mít ", trang 7 - 9.

[3] Web tuiboctrai.vn, " Kỹ thuật bao trái mít bằng túi không dệt ".