Chăm sóc cây nhãn thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Giai đoạn khai thác của cây nhãn thường bắt đầu từ năm thứ 4 trở về sau. Kỹ thuật chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn này sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng quả của cây.

Một số kỹ thuật chăm sóc cây nhãn thời kỳ khai thác

Tưới nước cho cây nhãn

Tưới nước cho cây nhãn
Tưới phun mưa cây nhãn
  • Giai đoạn cây bắt đầu ra hoa và quả cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây. Tưới nước cho cây theo định kỳ 3 ngày một lần.
  • Nếu mưa kéo dài gây ngập úng thì nên đào mương tháo nước nhanh chóng để cây không bị ngập nước quả lâu, tránh thối rễ, thối cây hàng loạt. 

Lưu ý: Ngưng tưới ngay khi xử lý ra hoa để kích thích sự phân hóa mầm hoa. 

Cắt tỉa cành cây nhãn

  • Tỉa bỏ đi những cành, lá bị sâu bệnh, cằn cỗi, nhánh đã thu hoạch ốm yếu, khuất tán, chen lấn nhau nhằm kích thích đọt ra đồng loạt, dễ dàng chăm sóc hơn.

Xử lý ra hoa cho cây nhãn

Kỹ thuật xử lý ra hoa, ra đọt là việc làm nhằm mục đích tránh tình trạng vào vụ thu hoạch rộ thì bị rớt giá. Muốn cây nhãn ra hoa tốt trước tiên phải kích thích ra chồi tốt, quá trình xử lý cho nhãn ra hoa quả mùa phải được bắt đầu từ khi mùa vụ trước vừa kết thúc.

  • Khoanh vỏ
Khoanh vỏ cho cây nhãn
Khoanh vỏ cho cây nhãn

Khoanh vỏ là phương pháp dễ thực hiện, được nhiều bà con áp dụng. Thời gian khoanh vỏ là cuối tháng 11, đầu tháng 12. 

Bà con có thể tiến hành khoanh vỏ theo các bước dưới đây [1]:

- Bước 1: Chọn những cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đen, tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ cành có đường kính từ 5cm trở lên. 

- Bước 2: Dùng dao sắt khoanh bỏ hết toàn bộ phần gỗ, chiều rộng vết khoanh khoảng 0,4 - 0,5cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng.

- Bước 3: Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.

  • Cuốc sâu làm đứt rễ

Bên cạnh khoanh vỏ, cuốc sâu làm đứt rễ cũng là một trong những biện pháp xử lý ra hoa hiệu quả khi thời tiết thuận lợi.

Các bước cuốc sâu làm đứt rễ bao gồm [1]:

- Bước 1: Chọn những cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đen, dễ hình thành lộc đông. Đào rãnh sâu 30 - 40cm phía ngoài mép tán.

- Bước 2: Cắt đứt một số rễ và phơi nắng tự nhiên 30 - 40 ngày.

- Bước 3: Khi lá chuyển màu, tiến hành lấp đất, phân chuồng hoai mục và tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.

Cắt tỉa hoa nhãn

- Ngay khi cây nhãn ra giò hoa ổn định, bà con nên tiến hành cắt tỉa hoa cho cây.

- Cắt bỏ những chùm hoa nhỏ, dị hình, đảm bảo số chùm hoa là 15/m2 [1].

Cắt tỉa quả quả

- Sau khi hoa đậu quả, có thể cắt bỏ một số chùm quả, chỉ cần để khoảng 10 - 12 chùm quả/ m2 diện tích lá và 80 - 100 quả/ chùm [1].

Bao cây nhãn

Bao quả cho cây nhãn
Bao quả cho cây nhãn

- Sau khi cắt tỉa và chọn được những quả nhãn chất lượng để nuôi, bà con tiến hành dùng màng lưới, bao cây, tránh để dơi, chim chóc cắn phá, làm giảm năng suất và chất lượng trái.

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh trên cây nhãn

  • Phòng trừ sâu hại

Cây nhãn ở giai đoạn này thường bị các loài côn trùng hại tấn công như sâu đục quả, thân, bọ xít... đa phần chúng cắn phá trên các chồi non, quả non, nhẹ thì làm giảm chất lượng mẫu mã quả, nặng có thể gây gãy chồi, hỏng và rụng quả. 

Hiện nay chế phẩm sinh học đang rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng. BS25 - Insect là sản phẩm được ứng dụng 100% công nghệ sinh học, an toàn, không độc hại và được các nhà khoa học, chuyên gia khuyên dùng. Giúp cho cây trồng hạn chế được trên 80% các loài sâu và các loài côn trùng hại. 

Thuốc đặc trị sâu cây nhãn
Sản phẩm xử lý sâu trên nhãn
  • Phòng trừ bệnh hại

Cây nhãn thường xuất hiện những loại bệnh phổ biến như thán thư, chổi rồng, thối rễ,....

Biện pháp phòng ngừa bệnh cho cây trồng được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng phối hợp  BS01- Chaetomium phòng trừ nấm và vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ cây trồng. Sản phẩm chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên an toàn, hiệu quả và không để lại tồn dư trong nông sản.

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Cây nhãn trong thời kỳ khai thác cần xác định rõ thời điểm bón phân làm sao cho phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của thân lá, ra hoa, giúp cho việc hình thành quả và đạt năng suất cao nhất. Lượng phân bón tùy thuộc vào từng tuổi cây và năng suất của vườn. 

  • Phân chuồng và phân bón hóa học

Chia lượng phân bón thành 4 lần bón:

- Lần 1: Sau khi thu hoạch quả 1 tuần: Bón toàn bộ phân chuồng + 80 - 90% Super lân + 30% Ure + 30% Kali Clorua.

- Lần 2: Khi cây phân hóa mầm hoa (trước ra hoa 5 tuần):  10 - 20% Super lân + 30% Ure + 30% Kali Clorua.

- Lần 3: Giúp hoa phát triển, tăng khả năng đậu quả: 10 - 20% Ure.

- Lần 4: Khi đường kính quả đạt 1cm: Toàn bộ số phân Ure và Kali Clorua còn lại.

- Tùy theo tình trạng và sản lượng quả thu hoạch ở năm trước để xác định liều lượng bón thích hợp cho cây. 

-Đối với cây nhãn từ năm thứ 4 trở lên (cho năng suất trung bình 100kg/ quả tươi/ cây/ năm) có thể bón phân theo liều lượng bên dưới.

- Đơn vị: kg/ cây/ năm.

Tuổi cây (năm)

Phân chuồng

Phân Ure

Phân Lân

Phân Kali Clorua

4 - 6

30 - 50

0,3 - 0,5

0,7 - 1

0,5 - 0,7

7 - 10

50 - 70

0,8 - 1

1,5 - 2,5

2 - 3

> 10

70 - 100

1,2 - 5

1 - 2

1,2 - 2,

  • Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón gốc

Giai đoạn kiến thiết cây nhãn cần rất nhiều dinh dưỡng. Sử dụng sản phẩm vi sinh hữu cơ BS21 - Humic để bón cho cây trong giai đoạn này.

Thành phần sản phẩm có chứa nấm Trichoderma spp. cùng nguồn humic cao cấp, giúp đất tơi xốp, màu mỡ, tiết kiệm đáng kể lượng phân bón hóa học, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con.

Bón lá

Trong quá trình cây ra hoa tạo quả, sử dụng sản phẩm BS15 - Nuti chứa Bo, kẽm cùng dung dịch lên men vi sinh để tăng khả năng ra hoa, đậu quả và hạn chế khả năng rụng quả non của cây.

Thuốc xử lý ra hoa nhãn
Sản phẩm xử lý ra hoa nhãn

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng, Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, trang  5 - 7.