Chăm sóc cây nhãn thời kỳ cây dưới 1 năm tuổi

Kích thước chữ

Cây nhãn dưới 1 năm tuổi là giai đoạn quyết định sự sinh trưởng của cây và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mỗi vụ. Vì vậy bà con cần chú ý một số kỹ thuật chăm sóc bón phân cho cây cũng như các kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn dưới 1 năm tuổi

Vệ sinh vườn/ Dọn dẹp vườn.

Tủ rơm gốc cây nhãn
Tủ rơm gốc cây nhãn
  • Thường xuyên dọn sạch các tàn dư, cỏ dại, bao bì rác thải để tránh các mầm bệnh gây hại cho cây. 
  • Cần phải loại bỏ các nhánh bị bệnh, tránh lây nhiễm sang các nhánh xung quanh.
  • Có thể sử dụng rơm rạ, cỏ khô phủ xung quanh cách gốc khoảng 20cm để hạn chế sự bốc hơi, ngăn chặn cỏ dại, côn trùng làm tổ và phá hoại gốc cây.

Tưới nước [1]

Tưới nước cây nhãn
Tưới nước cây nhãn

Trong giai đoạn đầu mới trồng, cần duy trì việc tưới nước cho cây để đảm bảo được đủ độ ẩm cho diện tích đất xung quanh gốc cây. 

  • Tuần đầu sau trồng: Tưới 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều
  • Tháng thứ 2 sau trồng: 2 - 3 ngày tưới 1 lần
  • Những tháng còn lại: Tưới 1 tháng 1 lần

Tỉa cành

  • Khi cây phát lộc đâm chồi, chọn các cành hướng sáng, theo 3 - 4 phía để lại và tỉa bỏ các cành không theo định hướng cần thiết [2].

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh

  • Sâu hại

- Trong quá trình trồng và chăm sóc cây nhãn, bà con luôn phải đối mặt với bọ xít, rệp, sâu đục cành,.. tấn công. Các tác nhân gây hại này nếu gây hại mạnh trong giai đoạn cây dưới 1 năm tuổi sẽ khiến cây suy kiệt, ảnh hưởng xấu đến các thời kỳ phát triển sau

-Sử dụng BS25 - Insect để quản lý dịch hại trên nhãn trong giai đoạn này. Sản phẩm có nguồn gốc từ nấm xanh, nấm trắng có khả năng kiểm soát và tiêu diệt nhiều loại sâu, côn trùng hiệu quả, không gây tính kháng, an toàn cho người sử dụng.

  • Bệnh hại

- Phòng ngừa và xử lý bệnh trên cây nhãn giai đoạn dưới 1 năm tuổi bằng cách sử dụng BS01 - Chaetomium. Thành phần sản phẩm là các chủng nấm đối kháng Chaetomium spp., Trichoderma spp.,.. và vi khuẩn Bacillus subtilis giúp kiểm soát phổ rộng nhiều loại mầm bệnh trên nhãn bao gồm nấm và vi khuẩn gây hại.

Phòng trừ sâu bệnh cây nhãn
Phòng trừ sâu bệnh cây nhãn

Kỹ thuật bón phân 

  • Phân bón hóa học

- Bón lót: Mỗi hố trồng cây tiến hành bón 15 - 20kg phân chuồng hoai mục, 1kg supe lân, 100g Ure, 100g Kali, 2kg NPK sau đó cho đất và miệng hố và đảo đều [2].

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

- Giai đoạn dưới 1 năm tuổi, cây nhãn sẽ tập trung phát triển bộ rễ, rễ phát triển khỏe mạnh là điều kiện cần để cây sinh trưởng và phát triển.

- Sử dụng BS21 - Humic để bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây trong giai đoạn này. Thành phần sản phẩm chứa các chủng vi sinh như Trichoderma spp., Saccharomyces cerevisiae, Actinomyces spp., có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng khó tan, đồng thời đối kháng với một số loại nấm bệnh tồn tại trong đất.

Humic cho cây nhãn
Humic cho cây nhãn
  • Bón lá

- Ngoài bón gốc, giai đoạn này bà con có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng các sản phẩm bón lá hữu cơ chứa các khoáng đa, trung, vi lượng như BS14 - Amino.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng, Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, trang  4.

[2] Kỹ sư Trần Quốc Tịch, 2012. Kỹ thuật đốn tỉa tạo hình cho cây nhãn, vải trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) và thời kỳ khai thác. Khuyến nông Thái Bình.