Để cây nhãn sinh trưởng khỏe mạnh, bà con cần phải trồng cây đúng kỹ thuật. Việc xác định kích thước hố trồng, mật độ, khoảng cách giữa các hố,.. sẽ tạo tiền đề tốt cho quá trình phát triển của cây. Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây nhãn cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Một số kỹ thuật trồng cây nhãn
Kỹ thuật đào hố
Tùy vào địa hình và tập quán canh tác của địa phương, mà bà con sẽ có nhiều cách đào hố khác nhau.
- Đất đồi cao: Đào hố theo đường đồng mức, kích thước 80 x 80 x 80cm [1].
- Đất vườn: Đào hố nhỏ khoảng 60 x 60 x 60cm [1].
- Đất ruộng: Đào mương và lên luống với đường kính 80 - 100cm; cao 50 - 70cm.
Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước khi đào hố để hạn chế nấm bệnh xâm nhập vào rễ.
Khoảng cách, mật độ trồng
- Mật độ và khoảng cách trồng nhãn sẽ tùy thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, đặc tính thổ nhưỡng ở từng vùng. Bà con có thể, đào hố trồng cây theo các mật độ dưới đây [1]:
- 6m x 7m; mật độ 235 cây/ ha.
- 7m x 7m; mật độ 200 cây/ ha.
- 8m x 8m; mật độ 156 cây/ ha.
- Đối với giống nhãn chiết ghép, bà con có thể trồng với mật độ dày hơn, 4m x 4m (khoảng 624 cây/ ha). Tuy nhiên, khi cây lớn, tán dày, cần phải chặt bỏ (cứ 2 cây sẽ bỏ 1 cây).
Lưu ý: Phần đất dưới tán cây, bà con có thể trồng xen các loại cây rau màu như cây họ đậu để tăng độ màu mỡ và giữ ẩm cho đất, đồng thời đem lại thêm nguồn thu nhập.
Kỹ thuật lên luống
- Lên luống cho vườn nhãn giúp việc tưới tiêu nước trở nên dễ dàng, hạn chế nước ngập ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- Chiều rộng luống khoảng 8m, chiều dài luống đi hết bề mặt ruộng. Có thể điều chỉnh kích thước của luống theo địa hình cao hay thấp tại địa phương sản xuất.
- Độ rộng và độ sâu của mương tùy thuộc vào độ dốc của vùng trồng nhãn. Thông thường, mương rộng khoảng 1-2m, sâu khoảng 1m.
Kỹ thuật trồng cây
Cây nhãn ghép có từ 2 - 3 đợt lộc, ổn định thì có thể tiến hành mang đi trồng. Để cây nhãn có thể sinh trưởng khỏe mạnh, bà con tiến hành trồng cây theo các bước dưới đây.
- Bước 1: Bón lót
- Trước 1 - 2 tháng, bà con tiến hành bón lót hỗ với lượng phân bón như sau:
- 15 - 20kg phân chuồng hoai mục, 1kg supe lân, 100g Ure, 100g Kali, 2kg NPK sau đó cho đất và miệng hố và đảo đều [2].
- Bước 2: Trồng cây
- Rạch bỏ vỏ bầu và đặt cây thẳng đứng, phủ đất ngập cổ rễ của cây khoảng 2 - 5cm, sau đó nén chặt đất xung quanh gốc cây [3].
Lưu ý: Tưới ẩm bầu đất trước khi đem trồng 1 ngày, trong quá trình vận chuyển và trồng cây cần đặc biệt cẩn thận, tránh làm vỡ bầu đất.
- Bước 3: Tưới nước
- Sau khi đem trồng, bà con cần tưới nước ngay với liều lượng 4 - 5 lít/ hố. Nếu trời nắng nóng và khô, cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây [4].
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Văn Duệ, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, NXB Hà Nội, trang 10.
[2] Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng, Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, trang 3.
[3] Phạm Hữu Thương, Lê Thị Thảo, La Nguyễn, 2016. Kỹ thuật nhân giống nhãn bằng phương pháp ghép cành, Dự án nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam, trang 16.
[4] SUSFORM-NOW (LDC) Bản tin số 23.2: Cây nhãn chín muộn.
Xem thêm