Đất đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình trồng nhãn, là nơi cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. Việc lựa chọn, cải tạo và xử lý đất tốt sẽ giúp giảm thiểu được 60 - 70% nấm khuẩn trong đất.
Hướng dẫn kỹ thuật chọn đất trồng cây nhãn
Chọn đất trồng phù hợp
- Nhãn là cây trồng có tính thích ứng rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất cát pha, đất đỏ, đất phù sa ven sông,...
- Cây nhãn không thích hợp trồng trên đất sét nặng, vì vậy bà con nên lựa chọn những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, sẽ giúp cây phát triển nhanh và khỏe hơn.
- Đất phải đảm bảo tơi xốp đạt ≥ 50%, thoát nước tốt.
- Tầng canh tác tối thiểu 1 mét.
- Cây nhãn phát triển phù hợp ở đất có độ pH là 5 - 6. Ở dưới hoặc trên mức này thì cây sẽ kém phát triển và cần có các biện pháp cải tạo đất [1].
Xử lý đất trước khi gieo trồng
Chất lượng đất và hàm lượng hữu cơ trong đất sẽ giảm sau quá trình canh tác lâu dài. Vì vậy, việc cải tạo và xử lý đất là rất cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây nhãn, đồng thời nhằm hạn chế sự lây lan của các nấm bệnh gây hại cho cây.
Tiến hành xử lý đất trồng nhãn theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Vệ sinh vườn
- Dùng máy phát cỏ, dọn dẹp và tiêu hủy sạch cỏ dại trên vườn.
- Cỏ dại phát triển nhanh sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với cây đồng thời là nơi trú ngụ của nhiều tác nhân gây hại.
- Bước 2: Bón vôi kết hợp cày lật phơi ải
- Rải đều bột vôi nông nghiệp trên bề mặt đất trồng sau đó tiến hành dùng máy cày chuyên dụng cày lật và phơi ải đất từ 15 - 20 ngày.
- Bón vôi kết hợp cày lật phơi ải góp phần tạo độ tơi xốp và thông thoáng cho đất, đồng thời tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại bằng cách làm thay đổi môi trường sống của chúng.
- Bước 3: Xử lý đất bằng sản phẩm sinh học BS07 - Trichoderma
- Sau 15 - 20 ngày bón vôi và cày lật phơi ải, bà con tiến hành sử dụng BS07 Trichoderma để tưới cho đất trồng.
- Ngoài nấm Trichoderma spp., sản phẩm còn chứa vi khuẩn Bacillus spp., Saccharomyces cerevisiae, cùng nhiều vi sinh vật có ích, giúp tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh trong đất, đồng thời cải thiện chất lượng đất, góp phần tăng khả năng đề kháng của cây trồng với nhiều loại tác nhân gây bệnh.
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Văn Duệ, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, NXB Hà Nội, trang 10.