Chăm sóc cây nhãn thời kỳ cây 1 đến 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Giai đoạn từ 1 - 3 năm tuổi là thời kỳ cây nhãn phát triển mạnh mẽ về thân, cành, lá. Chăm sóc, cắt tỉa, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại hợp lý sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tối đa, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho thời kỳ khai thác tiếp theo.

Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn thời kỳ 1 - 3 năm tuổi

Tưới nước cho cây nhãn

  • Cần tưới nước cho cây theo định kỳ 1 tuần 1 lần, tưới vừa đủ.
  • Không cần tưới thêm nước cho cây nếu trời mưa. 

Lưu ý: Khi mưa kéo dài, cây bị ngập nước quá lâu thì cần phải tháo nước đề phòng rễ bị ngập úng gây thối và chết cây.

Tỉa cành cho cây nhãn

Tỉa cành cây nhãn
Tỉa cành cây nhãn
  • Khi cây lên được 4 đợt đọt, cành cơ bản có độ dài 35 - 40cm, bà con bấm ngọn cành để cây ra cành cấp 2, để cành cấp 3 khi cành cấp 2 có độ dài từ 60 - 70cm [1].

Vun gốc, nhổ bỏ dại

  • Dùng cuốc, xẻng vun đất cho cây đồng thời nhổ bỏ cỏ dại quanh gốc, tạo độ thông thoáng quanh gốc để hạn chế sâu và mầm bệnh tấn công cây.

Lưu ý: Không tưới kích rễ trước khi bấm đọt mà phải tưới sau khi cắt tỉa được khoảng 3 - 4 ngày để thúc đẩy đọt ra nhanh hơn. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh trên cây nhãn

  • Sâu hại

Các loại sâu - côn trùng gây hại tấn công cây nhãn vào giai đoạn kiến thiết khiến thân, cành, lá xơ xác, cây phát triển kém, ảnh hưởng xấu . 

Sử dụng BS25 - Insect để kiểm soát, phòng ngừa và xử lý các loại dịch hại trên cây nhãn giai đoạn kiến thiết. Sản phẩm chứa nấm xanh nấm trắng có khả năng ký sinh, hút chất dinh dưỡng, gây độc cho nhiều tác nhân gây hại như: rệp sáp, bọ xít, sâu đục thân, sâu đục cành,... trên nhãn, phù hợp với tiêu chuẩn canh tác an toàn bền vững mà nền nông nghiệp đang theo đuổi.

Trừ sâu cây nhãn
Sản phẩm trừ sâu, côn trùng cây nhãn
  • Bệnh hại

Chổi rồng, thán thư là những bệnh nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của cây nhãn thời kỳ 1 - 3 năm tuổi. Bệnh gây hại nặng, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, đúng lúc sẽ gây hậu quả vô cùng nặng nề đến hiệu quả kinh tế.

Sử dụng kết hợp sản phẩm BS05 - MovirBS01 - Chaetomium để kiểm soát các tác nhân gây bệnh trên nhãn trong giai đoạn này. Bộ đôi sản phẩm có chứa hoạt chất Elicitor, nấm Chaetomium spp. và nhiều chủng vi sinh có lợi, giúp phòng trừ nhiều loại dịch bệnh, đồng thời kích thích cây nhãn hình thành tính kháng, chủ động chống lại mầm bệnh.

Trị thán thư, chổi rồng cây nhãn
Bộ đôi xử lý bệnh cây nhãn

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

  • Phân bón hóa học

- Thời điểm bón: Hằng năm bón thúc từ 3 - 4 lần, lần lượt vào các tháng 2, 5, 8, 11. Riêng tháng 11 cần bón bổ sung Super Lân và Kali Clorua để tăng khả năng chịu rét cho cây [2].

- Đơn vị: gr/ cây/ năm.

Tuổi cây (năm)

Đợt bón

Phân Ure

Phân Lân

Phân Kali Clorua

1

4 - 5

217,4

303,0

166,7

2

3 - 4

432,8

424,2

250,0

3

4

652,2

606,1

333,3

  • Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón gốc

Sử dụng BS21 - Humic vi sinh để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Sản phẩm chứa thành phần là nguồn humic cao cấp cùng nhiều chủng vi sinh có lợi giúp cải thiện chất lượng đất, đồng thời chuyển hóa nguồn dinh dưỡng khó tan sang dạng cây dễ hấp thụ.

Bón lá

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua đất, bà con có thể, sử dụng sản phẩm bón lá BS14 - Amino để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây. Thành phần sản phẩm bao gồm kẽm, đồng, canxi, amino thủy phân,... giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển toàn diện, chuẩn bị cho thời kỳ ra hoa, tạo quả tiếp theo.

Phân bón lá cho cây nhãn
Sản phẩm bón lá cây nhãn

 

Tài liệu tham khảo

[1] Kỹ sư Trần Quốc Tịch, 2012. Kỹ thuật đốn tỉa tạo hình cho cây nhãn, vải trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) và thời kỳ khai thác. Khuyến nông Thái Bình.

[2] Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng, Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, trang  4.