Kỹ thuật bảo quản ớt

Kích thước chữ

Ớt được ưa chuộng trong nhiều bữa ăn Việt Nam, vì thế chúng cũng được chế biến đa dạng với nhiều cách thức khác nhau nhằm giữ được mùi vị đậm đà của nó. Hiện nay, có rất nhiều hình thức bảo quản ớt. Dưới đây là điển hình một số cách bảo quản ớt. 

Bảo quản trong kho lạnh

  • Sau khi thu hoạch, ớt cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Kho chứa ớt phải đạt các tiêu chuẩn, nên tách riêng và gắn bảng để phân biệt với các loại kho khác. Nếu dùng chung kho thì cần dùng kí hiệu để nhận biết và tránh trường hợp nhầm lẫn giữa ớt hữu cơ và ớt thường. 

Ủ trái

  • Sau khi thu hoạch xong, có thể ủ thêm từ 2 đến 3 ngày nữa để ớt chín đều đẹp. Việc này sẽ giúp tăng phẩm chất trái và bán được với giá cao hơn. Lưu ý: Theo dõi và quan sát để ớt không bị chín quá và bị thối trái. 

Làm giấm ớt

  • Cách làm này sẽ khiến ớt có vị riêng rất đặc trưng. Chỉ cần cắt bỏ cuống ớt chín, rửa sạch để ráo nước, dùng kim đâm thủng xuyên nhiều lỗ trên quả ớt rồi bỏ trong hộp. Sau đó bạn đổ giấm cho ngập hết ớt, đập vài tép tỏi để lên trên và đậy kín lọ lại. Khi ăn có thể lấy ra sử dụng ngay.  

Sấy, phơi khô

  • Cách làm này giúp bảo quản được ớt lâu nhất. Có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy tại các cơ sở chuyên sấy thực phẩm.
  • Phơi từ 2-3 nắng, khi quả héo khô rồi thì tiến hành bước tiếp theo. Tránh phơi trên mái tôn hoặc sàn xi măng sẽ làm rám trái, mất giá trị thương phẩm. Phơi khô ớt sẽ có chi phí thấp và tiện lợi khi thời tiết đang là mùa hè. 
  • Đối với phương pháp sấy khô, cách làm này có chi phí cao hơn nhưng đảm bảo vệ sinh và không phụ thuộc nhiều vào thời tiết như phương pháp phơi khô. Sau khi được sấy khô thì ớt sẽ được chế biến thành ớt bột. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trường TH NN & PTNT Quảng Trị (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt. Tài liệu tập huấn, 20-21.