Banner

Kỹ thuật chọn giống quýt

Kích thước chữ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống quýt khác nhau, mỗi giống đều có một màu sắc và mùi vị riêng. Việc lựa chọn giống quýt sẽ phụ thuộc vào tập tính canh tác và điều kiện khí hậu tại từng địa phương.

Hướng dẫn kỹ thuật chọn giống quýt năng suất

Một số giống được trồng phổ biến hiện nay

Quýt Hương cần 

Một số giống quýt được trồng phổ biến hiện nay
Quýt Hương Cần
  • Quýt Hương Cần là giống quýt bản địa, được trồng nhiều ở Thừa Thiên - Huế.
  • Quả có 2 màu, màu vàng cam ở mặt quả và màu xanh ở phần cuống quả. Mùi thơm đặc trưng, thịt quả màu hồng nhạt, vị ngọt thanh [1].

Quýt đường

Một số giống quýt được trồng phổ biến hiện nay
Quýt đường
  • Hay còn gọi là quýt da xanh, là một trong những loại đặc sản của tỉnh Trà Vinh.
  • Quả có phần vỏ mỏng, trơn láng, màu xanh đậm đến xanh vàng, mọng nước, có vị ngọt thanh cùng mùi thơm đặc trưng.

Quýt hồng

Một số giống quýt được trồng phổ biến hiện nay
Quýt Hồng
  • Quýt hồng còn có tên gọi khác là quýt tiều, được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Tây nước ta. 
  • Quả có dạng hình cầu, hai đầu quả hơi lõm vào, vỏ mỏng, màu hồng cam trơn bóng, thịt quả có màu đỏ, quả mọng nước và rất ngọt.

Quýt Thái

Một số giống quýt được trồng phổ biến hiện nay
Quýt Thái
  • Đây là loại quả có nguồn gốc từ Thái lan, được trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền Tây nước ta.
  • Quýt thái có 2 loại, có hạt và không hạt, quả có dạng hình cầu, hai đầu hơi dẹt, vỏ mỏng, màu xanh đậm đến cam đỏ, vị ngọt thanh đặc trưng [2].

Kỹ thuật chọn gốc ghép

Một số giống quýt được trồng phổ biến hiện nay
Kỹ thuật chọn gốc ghép
  • Gốc ghép được gieo từ hạt hoặc giâm cành từ các giống có sẵn tại địa phương, có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt.
  • Nên chọn những cây gốc ghép khỏe mạnh, khả năng sinh trưởng nhanh, không bị sâu bệnh hại.
  • Chọn gốc ghép có tuổi từ 10 - 12 tháng, đường kính khoảng 1cm [1],[3].

Kỹ thuật chọn cành ghép

  • Cành ghép được chọn từ những cây mẹ khỏe mạnh, tuổi thọ trung bình trên 5 năm, phẩm chất tốt, ổn định theo từng năm, không bị sâu bệnh gây hại.
  • Chọn những cành bánh tẻ, tuổi từ 4 - 5 tháng, mỗi cành có tối đa 10 mắt thức, mập mạp, khỏe mạnh.
  • Tiến hành ghép ngay sau khi cắt cành hoặc bọc khăn ẩm để đảm bảo cành luôn tươi, tăng tỷ lệ sống sau ghép [4].

Kỹ thuật chọn mắt ghép

  • Giống với cành ghép, mắt ghép sẽ được chọn từ các cây mẹ sinh trưởng khỏe mạnh, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt, không có sâu bệnh.
  • Chọn lấy mắt ghép ở các cành bánh tẻ, phát triển xanh tốt, không bị sâu bệnh tấn công, đường kính khoảng 0,5 - 0,8cm.
  • Nên chọn các mắt thức, mắt to, khỏe mạnh để ghép.

 

Tài liệu tham khảo

[1] KS Nguyễn Đức Cường (2010), Kỹ thuật trồng Cam, quýt, bưởi. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

[2] Trái cây vuông tròn (2020), Top 5 loại quýt ngon được trồng ở Việt Nam.

[3] Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Lâm Đồng - Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng, Kỹ thuật trồng cam, quýt.

[4] Hùng Chaetomium (2018), Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả có múi. Công nghệ sinh học Wao.