Hiện nay, các phương pháp nhân giống quýt thường được bà con ưu tiên áp dụng là nhân giống vô tính. Trong đó, phổ biến nhất là phương pháp ghép mắt và ghép cành bởi tỷ lệ thành công cao và dễ dàng thực hiện. Xem thêm hướng dẫn nhân giống quýt cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Hướng dẫn một số phương pháp nhân giống quýt
Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép cành
Ưu điểm, nhược điểm của ghép cành
- Ưu điểm
- Cây ghép sinh trưởng phát triển nhanh, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.
- Hệ số nhân giống cao, tạo được nhiều cây giống chất lượng trong thời gian ngắn.
- Duy trì được các giống tốt của địa phương.
- Cây có khả năng chống chịu cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt tại địa phương.
- Nhược điểm
- Để cây sống sau ghép, người nông dân phải thật tỉ mỉ, cẩn thận từng bước.
- Cây tạo ra có bộ rễ nông, dễ đổ gãy, khả năng chịu úng và chịu hạn kém.
- Thời kỳ khai thác ngắn hơn cây gieo từ hạt, cây thoái hóa nhanh, tuổi thọ ngắn.
- Các bệnh virus từ cây mẹ có thể lây lan sang cây con qua nhiều thế hệ.
Các bước ghép cành cho cây quýt
Chuẩn bị dụng cụ ghép gồm: Dao, kéo cắt cành và bao quấn chuyên dụng.
- Bước 1: Xử lý gốc ghép
- Chọn gốc ghép tốt nhất, cắt bỏ phần ngọn thân trên.
- Tiếp theo dùng dao sắc chẻ dọc thân một đoạn khoảng 3 - 5cm.
- Bước 2: Xử lý cành ghép
- Cắt vát cành ghép thành hình nêm (Hình chữ V) dài tương đương với phần chẻ trên gốc ghép.
- Bước 3: Ghép cành
- Gắn cành ghép vào gốc ghép, điều chỉnh cho mép vỏ của cành ghép và gốc ghép khớp với nhau (trường hợp kích thước không đều nhau có thể điều chỉnh khớp về một bên).
- Bước 4: Cố định cành ghép
- Dùng bao nilon chuyên dụng quấn cố định phần gốc ghép và cành ghép, quấn kín cành ghép lại để hạn chế nước vào làm thối cành [1].
Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép mắt
Ưu điểm, nhược điểm của ghép mắt
- Phương pháp ghép mắt cho cây quýt có ưu điểm và nhược điểm tương tự phương pháp ghép cành.
Các bước ghép mắt cho cây quýt
Chuẩn bị dụng cụ ghép mắt gồm: Dao, kéo và bao quấn chuyên dụng.
- Bước 1: Xử lý gốc ghép
- Dùng mũi dao rạch 2 đường trên gốc ghép tạo thành một chữ T với kích thước đường ngang 1cm và đường dọc 2cm.
- Bước 2: Xử lý mắt ghép
- Dùng dao sắc cắt vát lấy phần mắt ghép, độ dài tương đương với chữ T trên gốc ghép, phía dưới mắt ghép có dính một lớp gỗ mỏng.
- Bước 3: Ghép mắt
- Dùng mũi dao tách nhẹ phần vỏ chữ T ra để gắn mắt ghép vào, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm rách phần chữ T.
- Bước 4: Cố định mắt ghép
- Dùng bao nilon chuyên dụng quấn cố định phần mắt ghép và gốc ghép, quấn kín mắt ghép lại để hạn chế nước vào làm thối mắt [1].
Tài liệu tham khảo
[1] KS Nguyễn Đức Cường (2010), Kỹ thuật trồng Cam, quýt, bưởi. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Xem thêm