Giai đoạn cây 5 năm tuổi trở lên, khi thân lá phát triển tối đa, cây sẽ tiến hành ra hoa, tạo quả. Đây là giai đoạn quyết định năng suất, thu nhập mỗi năm cho bà con nông dân, vì vậy cần nắm kĩ các biện pháp, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng. Tìm hiểu cách chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ khai thác cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Hướng dẫn chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ khai thác
Kỹ thuật tưới nước
- Cây cần nước để phát triển, tuy nhiên, giai đoạn chín tưới quá nhiều nước sẽ làm thịt trái bị nhão [2].
- Chỉ tưới đủ ẩm với mật độ 2 ngày 1 lần, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát [1].
Cắt tỉa cành
- Bà con nông dân tiếp tục vệ sinh vườn tược, cắt bỏ những cành, lá bị sâu bệnh, bị yếu hoặc cằn cỗi.
- Đối với những cành không có quả thì bà con hãy tiến hành loại bỏ để cây tập trung dinh dưỡng vào những cành có quả.
Bảo vệ trái
- Khi cây ra trái, dùng dây kết hợp cùng các loại túi tưới để bảo vệ trái khỏi các loài sâu hại tấn công.
- Khi sầu riêng vào giai đoạn chín, việc neo giữ cũng giúp trái được an toàn khỏi các tác nhân vật lý, không bị rụng bởi gió hay các loại côn trùng phá hoại.
Thụ phấn nhân tạo
Sầu riêng thụ phấn tự nhiên sẽ cho ít trái hơn hoặc trái mọc ở những vị trí không thuận lợi, không chủ động được thời gian thu hoạch.
- Lợi ích của thụ phấn nhân tạo
- Giúp cây đậu trái nhiều, kích thước trái to đều và cân đối hơn.
- Trái đậu tập trung ở những vị trí thuận lợi, dễ chăm sóc, thu hoạch.
- Thời điểm thụ phấn
- Nên thụ phấn cho cây vào lúc 21 - 22 giờ để quá trình diễn ra đầy đủ, tạo ra trái sầu riêng không bị lép do thụ phấn không an toàn.
- Kỹ thuật thụ phấn
- Bước 1: Thu nhị của giống cần lấy hạt phấn cho vào lọ.
- Bước 2: Đến lúc nhị tung phấn thì dùng cọ mịn phết nhẹ vào bao phấn để hạt phấn dính vào cọ.
- Bước 3: Dùng cọ phết thật nhẹ nhàng trên nuốm nhụy của giống cần thụ phấn, giúp quá trình thụ phấn diễn ra dễ dàng.
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh
- Phòng trừ sâu hại
- Sầu riêng ở thời kỳ khai thác thường bị tấn công bởi các loại sâu, côn trùng như rệp sáp, sâu đục trái,... Các loại dịch hại này tập trung cắn phá quả, chồi non, làm ảnh hưởng chất lượng trái, khiến thu nhập của bà con nông dân bị ảnh hưởng xấu.
- Để đối phó với sâu hại, bà con nông dân có thể sử dụng Thuốc diệt nhện đỏ, rầy mềm, côn trùng hút chích BS25 - Insect. Sản phẩm được ứng dụng 100% công nghệ sinh học hiện đại, đem lại hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu, côn trùng gây hại, không làm chua đất và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Phòng trừ bệnh hại
- Giai đoạn này cây sẽ xuất hiện những bệnh như thối trái, đốm lá vàng, đốm mắt cua,... Nấm bệnh tấn công mạnh vào lá và quả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.
- Biện pháp phòng ngừa và xử lý bệnh cho cây sầu riêng giai đoạn này là sử dụng BS01 - Chaetomium. Sản phẩm hiệu quả trong việc trị và phòng các bệnh hại do nấm, vi khuẩn gây ra trên cây trồng. Ngoài ra với thành phần hữu cơ an toàn, sản phẩm hoàn toàn phù hợp với quy trình canh tác bền vững.
Kỹ thuật bón phân
Phân vô cơ
- Loại phân bón và cách bón [2]
Chia làm 3 lần bón cho mỗi năm kể từ khi cây ra hoa tạo quả.
- Lần 1: Bón phân NPK 10:50:17 vào thời điểm trước khi ra hoa 30 - 40 ngày, giúp kích thích ra hoa tốt hơn.
- Lần 2: Bón phân có hàm lượng kali cao như NPK - Mg 12:12:17:2 vào thời điểm trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm.
- Lần 3: Vào khoảng một tháng trước khi thu hoạch cần bón NPKMg 12:12:17:2. kali nhằm nâng cao chất lượng trái
- Liều lượng bón
- Năm thứ 6: Bón 4kg/cây/năm.
- Năm thứ 7: Bón 5kg/cây/năm.
- Năm thứ 8: Bón 5kg/cây/năm.
- Năm thứ 9: Bón 6kg/cây/năm.
Phân hữu cơ vi sinh
- Bón gốc
- Ngoài phân vô cơ, bà con nên bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh BS21 - Phân hữu cơ vi sinh Humic. Sản phẩm giúp tăng khả năng phân giải lân, cố định đạm, giúp cây khỏe mạnh, tăng khả năng ra hoa, đậu trái.
- Bón qua lá
- Sau khi tỉa cành, tuốt lá xong cho cây sầu riêng, bà con nông dân cần bón ngay phân bón lá BS15 - Nuti. Sản phẩm giúp kích thích cây ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu trái, giúp trái to và nặng. Ngoài ra, Siêu ra hoa đậu trái BS15 - Nuti còn giúp hạn chế nứt trái, rụng trái trên cây sầu riêng.
Tài liệu tham khảo
[1] Huỳnh Văn Tấn (2001), Kỹ thuật trồng sầu riêng, NXB Nông Nghiệp.
[2] Lê Ngọc (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.
Xem thêm