Banner

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây sầu riêng thời kỳ 1 - 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Sầu riêng từ 1 - 3 năm tuổi là giai đoạn cây tập trung phát triển thân, cành, lá. Bà con nông dân cần chăm sóc thật kĩ giai đoạn này để cây phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho những thời kỳ phát triển sau của cây.

Hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc cây sầu riêng từ 1 - 3 năm tuổi

Vệ sinh vườn trồng

- Các loại rác thải nông nghiệp cần phải được loại bỏ khỏi vườn như gạch đá, bao bì, chai lọ,...

- Cỏ dại là địa điểm trú ngụ của các loại sâu hại, thậm chí cỏ còn cạnh tranh dinh dưỡng với cây sầu riêng, cần tiến hành dọn sạch cỏ dại trên bề mặt vườn.

Tưới nước

Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước cho cây sầu riêng con bằng vòi tự động

Trong giai đoạn từ 1 đến 3 năm đầu tiên cần duy trì tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát [1].

Lưu ý: Chỉ nên tưới đủ ẩm, tránh làm cây bị ngập úng.

Cắt tỉa cành

- Không nên cắt tỉa khi cây đang ra lộc non và cành non.

- Cắt bỏ các cành sâu bên trong tán, đảm bảo cho cây thông thoáng, phòng trừ được các loại sâu, bệnh hại tấn công.

- Tỉa các cành bên ngoài tán, để vườn thông thoáng, cây nhận được nhiều ánh sáng và phát triển khỏe mạnh.

- Ngoài ra, bà con có thể cắt ngọn để hạ thấp chiều cao cây để tiện chăm sóc và giảm bớt thiệt hại khi có gió, bão.

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
Sản phẩm vi sinh xử lý sâu bệnh trên sầu riêng
  • Phòng trừ sâu hại

- Giai đoạn đầu chưa có quả, sâu đục thân, bọ cánh cứng, mọt đục thân,... là những đối tượng gây hại mạnh trên là lá non, chồi non.

- Sử dụng sản phẩm BS25 - Insect để xử lý và kiểm soát các loại sâu, côn trùng gây hại này. Sản phẩm không có hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đem lại hiệu quả tối ưu cho cây sầu riêng.

  • Phòng trừ bệnh hại

- Bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn này là ở rễ hoặc lá như bệnh cháy lá, lở cổ rễ… Những bệnh trên làm cho cây bị yếu đi, dẫn đến sụt giảm năng suất hoặc bị chết.

- Biện pháp phòng ngừa nấm bệnh cho cây sầu riêng được sử dụng phổ biến ở các tỉnh miền Tây hiện nay là BS01 - Chaetomium. Sản phẩm giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, không gây nguy hiểm cho người sử dụng, không làm chua đất, thoái hóa đất.

Kỹ thuật bón phân 

Phân chuồng

Bón từ 10 - 20kg phân hữu cơ cho mỗi gốc cây sầu riêng.

Phân vô cơ

  • Loại phân bón và cách bón

Bón phân NPKMg 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 bằng phương pháp rải 1m ở bìa tán và tưới nước ngay sau khi bón [1].

  • Liều lượng bón

- Cây 1 năm tuổi: Bón 0,3kg/cây/năm, chia ra làm 4 lần bón đều nhau.

- Cây 2 năm tuổi: Bón 0,6kg/cây/năm, chia ra làm 4 lần bón đều nhau.

- Cây 3 năm tuổi: Bón 1kg/cây/năm, chia ra làm 3 lần bón đều nhau.

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc
Kỹ thuật bón phân
Sản phẩm vi sinh giúp xanh lá, khỏe cây, nhanh tạo tán

- Sử dụng sản phẩm BS21 - Humic để cung cấp lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cây sầu riêng, giúp cây ra rễ mạnh, lá khỏe, cây phát triển tươi tốt. 

- Sản phẩm BS21 - Humic có thành phần hữu cơ 100%, giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp cho đất, hạn chế nấm bệnh trên cây, an toàn và thân thiện với bà con nông dân.

  • Bón qua lá
Kỹ thuật bón phân
Sản phẩm bón lá vi sinh an toàn, hiệu quả

- Ngoài bón gốc, bà con nông dân có thể bổ sung thêm sản phẩm bón lá cho cây như BS14 - Amino của Bác Sĩ Cây Xanh.

- Sản phẩm cung cấp các chất đa - trung - vi lượng cho sầu riêng, giúp cây tăng khả năng quang hợp, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp khỏe cây, dày lá.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Huỳnh Văn Tấn (2001), Kỹ thuật trồng sầu riêng, NXB Nông Nghiệp.

[2] Lê Ngọc (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.