Có hai phương pháp nhân giống sầu riêng phổ biến hiện nay là ghép và chiết, trong đó, ghép được cho là giúp cây ra hoa, tạo quả nhanh hơn so với chiết. Ở Việt Nam, phương pháp ghép mắt là phổ biến nhất. Tìm hiểu cách nhân giống cây sầu riêng cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Hướng dẫn cách nhân giống cây sầu riêng cho tỷ lệ thành công cao
Kỹ thuật ghép mắt cửa sổ cho cây sầu riêng
- Chuẩn bị dụng cụ
- Dao/ kéo cắt cành chuyên dụng.
- Băng keo ghép cây chuyên dụng (chuẩn bị thành các đoạn khoảng 50cm) hoặc túi nilon.
- Mắt ghép
- Gốc ghép
-
Bước 1: Xử lý gốc ghép
- Nếu trên gốc ghép có nhiều nhánh, nên tiến hành cắt tỉa và chỉ để lại 1 nhánh khỏe mạnh nhất.
- Khoét 1 hình chữ nhật trên gốc ghép (cửa sổ) cách mặt đất 25 - 30cm, chiều dài chữ nhật từ 2 - 2,5cm, rộng 1 - 1,5cm.
- Dùng dao rạch dọc giữa nắp cửa sổ và khoét 1 lỗ nhỏ để không làm cộm mắt ghép.
Lưu ý: Dụng cụ phải sắc, sạch sẽ, động tác cắt phải dứt khoát tránh xơ vết cắt, hạn chế cắt nhiều lần vì vi khuẩn có thể lây từ dụng cụ qua cây.
- Bước 2: Xử lý mắt ghép
- Sau khi chọn được đoạn cành ưng ý, lấy mắt từ trên các đoạn cành đó.
- Khoét xung quanh mắt theo hình chữ nhật, có chiều dài 2 - 2,5cm, rộng 1 - 1,5cm.
- Bước 3: Ghép mắt
- Đặt mắt ghép vào cửa sổ ghép, đặt đúng theo chiều mọc của cây.
- Đậy nắp cửa sổ ghép lại, sao cho mầm ghép nhú ra khỏi lỗ khoét.
- Bước 4: Cố định mắt ghép
- Sau khi đặt mắt ghép vào gốc ghép, bà con cố định cành ghép bằng cách: Tay trái giữ cố định vết ghép, tay phải cầm dây nilon chuyên dụng quấn chặt vết ghép khoảng 5 - 7 vòng rồi mở căng dây ra quấn 1 lớp mỏng đều, kín từ vết ghép lên đến hết mắt.
- Quấn như vậy để phủ kín nhằm tránh nước, không khí từ bên ngoài vào, hạn chế sự thoát hơi nước và nấm khuẩn tấn công. Bà con nông dân có thể lồng thêm 1 bao nilon khác vào mối ghép để giữ mối ghép khô tuyệt đối.
Lưu ý: Vị trí ghép được cố định bằng dây nilon phải chắc chắn, không bị lung lay khi tưới nước hoặc gió.
Ưu nhược điểm của ghép mắt
- Ưu điểm
- Cây phát triển nhanh, ra quả sớm do thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh.
- Cây giữ được đặc tính của cây giống mà người nông dân chọn để nhân giống.
- Trong thời gian ngắn có thể nhân giống được nhiều cây, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
- Nhược điểm
- Cây chịu hạn kém, dễ bị đổ do bộ rễ khá nông.
- Đòi hỏi người ghép phải có trình độ kỹ thuật cao.
- Bệnh hại do nấm hay virus có thể truyền từ cây lấy giống sang gốc ghép, làm lây bệnh và chết cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau ghép
Cây sầu riêng sau khi ghép cần thời gian và điều kiện chăm sóc hợp lý để cây phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Cần hạn chế các tác động vật lý, kết hợp tưới nước và bón phân đúng cách.
- Bảo vệ mối ghép
- Để tránh cho các tác nhân vật lý làm ảnh hưởng đến mối ghép, bà con nông dân cho các cây ghép vào nhà lưới hoặc lồng bao nilon vào mối ghép để hạn chế sự tiếp xúc của nước, bụi bẩn.
- Cắt tỉa và dọn vệ sinh
- Thời gian đầu, ở gốc ghép sẽ mọc ra những chồi non, bà con nông dân cần chú ý theo dõi cây và cắt bỏ những chồi non này, để gốc ghép tập trung toàn bộ dinh dưỡng để nuôi cành ghép.
- Môi trường xung quanh cần phải được làm sạch sẽ, cỏ dại và rác thải là những môi trường cho nấm bệnh sinh sống, cần phải loại bỏ để tránh làm lây lan bệnh cho cây trồng.
- Kiểm tra mối ghép
- Cây được ghép xong rất yếu và dễ chết, cần tiến hành kiểm tra 3 lần 1 tuần, nếu mối ghép bị nước vào thì tiến hành thay băng quấn.
- Sau khi ghép từ 20 - 25 ngày, mắt ghép sẽ dính hẳn vào gốc ghép, tiến hành kiểm tra lại lần cuối rồi tháo dây buộc và cắt tỉa gốc ghép gọn gàng.
- Khoảng 4 - 5 tháng sau ghép, mầm ghép phát triển tốt, bà con có thể đem đi trồng.
- Bón phân vi sinh
- Nên lựa chọn các dòng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh có uy tín và thương hiệu, sử dụng BS21 - Phân hữu cơ vi sinh Humic bón gốc và BS14 - Phân bón lá Amino để phun tưới giúp cây phát triển khỏe mạnh, liền mối ghép nhanh.
Tài liệu tham khảo
[1] Trung tâm khuyến nông Bà Rịa - Vũng Tàu (2016), Kỹ thuật nhân giống sầu riêng.
[2] Trái cây theo mùa Đăk Lăk (2017), Kỹ Thuật Ghép Sầu Riêng Với Sầu Riêng Cho Năng Suất Cao Mới Nhất, Youtube.
[3] Tran Thuy (2019), Hướng dẫn kỹ thuật ghép sầu riêng đúng chuẩn tỷ lệ sống cao, Cây trồng EAKMAT.
Xem thêm